Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Van nan hoc tro xai de vo toi va

NguyenQuangTruong.Name.vn | dien toan dam may | cong ty seo | auslogic disk defrag | cheat engine 6.1 | download net cut |

"Vấn nạn" học trò xài "dế" vô tội vạ

(Dân trí) - Nhắn tin trong giờ học, dùng điện thoại để quay bài hay luôn sẵn sàng "chộp" những khoảnh khắc sơ hở của giáo viên... Việc học trò sử dụng thiếu hợp lý, điện thoại di động đang làm "nhiễu sõng" không ít lớp học.

"Thủ phạm" phá bĩnh

Trong một chương trình kỹ năng sống cho học sinh (HS) tại một trường THPT ở Q.5, TPHCM, các chuyên gia tư vấn mới đầu rất hồ hởi vì thấy HS tham dự rất đông. Nhưng chỉ một vài phút sau, khi chương trình chưa chính thức bắt đầu, các chuyên gia đã "mất hứng" trò chuyện khi nhìn cảnh học trò ngồi lôm côm ở phía dưới. Thứ các em "ưu ái" nhất là "chú dế" trên tay mình.

Vấn nạn học trò xài dế vô tội vạ
Mặc thầy cô chia sẻ ở trên, nhiều học trò quay người để "nghịch" điện thoại.

Nhiều HS cắm đầu vào điện thoại (ĐT) bấm bấm, nhắn nhắn; nhiều em quay hẳn lưng lại với sân khấu, chụm đầu vào với bạn "nghiên cứu" nội dung gì đó trong ĐT của bạn, hoặc để trầm trồ chiếc ĐT mới, lâu lâu lại cùng cười ầm lên; cũng có em một lúc lại rời khỏi vị trí để "tám" ĐT… Rất ít HS chú ý đến chương trình diễn ra với những nội dung rất bổ ích cho mình.

Những hình ảnh trên là những cảnh dễ gặp trong những chương trình tuyển sinh, tư vấn tâm lý, thậm chí trong những buổi lễ quan trọng như khai giảng, tổng kết học kỳ tại các trường THPT ở TPHCM. Hầu hết, các em chỉ ngồi cho đủ chỗ, còn mọi chú ý của các em dồn hết vào chiếc ĐT trên tay. Có trường, thầy cô phải liên tục đi nhắc nhở HS cất ĐT nhưng họ vừa quay đi, các em lại lôi máy ra để tiếp tục "công việc" của mình.

Khi đến các trường phổ thông, dễ dàng thấy hình ảnh ĐT "đeo bám" HS mọi lúc mọi nơi. Ở sân trường, bài gửi xe, cổng trường, hành lang… Thấy HS là thấy "kèm" ĐT. Thậm chí giờ học cũng bị ĐT di động "phá bĩnh" khi GV lo giảng bài còn một số HS ngồi dưới lại bận... nhắn tin.

GV dạy Toán một trường THPT ở Q.1 cho hay, cô từng phát hiện có HS nhắn cả chục tin nhắn trong tiết học. Tiết học nhiều khi bị đứt quãng ảnh hưởng không tốt đến kết quả dạy học. Tuy nhiên, cô chỉ có thể nhắc nhở những trường hợp bị phát hiện hoặc tạm thời giữ ĐT. Còn nhiều HS khác vẫn "lén" nhắn tin trong giờ học mà không phải lúc nào GV cũng bắt được tại trận.

Dùng chưa đúng mục đích

Cô Hoàng Phương Anh (đường Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh, TPHCM) cho biết, khi con lên lớp 10, bố mẹ không còn đưa đón đến trường nên cô sắm ĐT cho con để tiện quản lý việc học và sinh hoạt của cháu.

Nhưng rồi, cháu hiếm khi liên lạc để thông báo lịch học hay vui chơi đột xuất với bố mẹ. Thậm chí không ít hôm con gái cô "mất tích" đi chơi với bạn chẳng thèm báo tin mà còn tắt luôn ĐT.

Cô Anh kể rằng, ngồi học một tay con cầm viết, tay kia cầm ĐT. Học vài phút lại lấy ĐT nhắn tin. "Lên giường đi ngủ nó cũng "ôm" ĐT. Có đêm cháu vừa xin 20 nghìn nạp thẻ nhắn tin mà sáng mai chẳng còn đồng nào. Chỉ nhắn tin cho bạn bè thôi mà tháng nào cũng hết hơn 200.000 đồng. Nói thế nào cũng không xong, nó còn nhăn nhó mình", cô Anh nói.

Vấn nạn học trò xài dế vô tội vạ
Điện thoại xuất hiện mọi lúc mọi nơi cùng với các em HS.

Anh Nguyễn Quang ở Gò Vấp, TPHCM, có con đang theo học lớp 9 cho biết, tuy ở trường cấm HS sử dụng ĐT nhưng gia đình anh vẫn buộc phải sắm chon con vì cháu ở trường cả ngày, bố mẹ rất cần liên lạc để nắm tinh hình.

Đã rất nhiều lần cháu bị GV nhắc nhở vì nhắn tin trong ĐT nhưng mới đây, GV thông báo cho gia đình, anh Quang mới hay có hôm chỉ trong một tiết học cháu nhắn đến… 18 tin nhắn.

Theo quy định, các trường đều cấm HS không được sử dụng trong giờ học nhưng thực tế các em vẫn dùng lén. Các GV phàn nàn, học trò sử dụng ĐT nhiều vào mục đích trò chuyện, hẹn hò hoặc là để cãi vã với bạn bè. Hiện đại hơn là để chát chít, lướt "nét" và luôn sẵn sàng… quay lại những tình huống nào đó của GV để tung lên mạng.

Cô Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm, GV trường THPT Phú Nhuận (TPHCM) chia sẻ, hiện nay 100% HS lớp cô có ĐT và toàn trường chắc cũng đạt con số đó. Việc sử dụng ĐT làm nhiều em rất lơ là nghe giảng. Cô đã từng bắt gặp có những HS không chép bài, dùng ĐT chụp lại bài giảng cho nhanh. Các kiến thức, bài giảng được các em lưu, chụp trong ĐT để làm tài liệu quay cóp. Nguy hiểm hơn là các em có thể lướt nét tại chỗ, nên các kiến thức thầy cô giảng dạy, nhiều HS coi nhẹ vì cho rằng chỉ cần vào Google để kiểm chứng là xong.

GV này nhấn mạnh, một vấn đề rất đáng bàn là HS luôn sẵn tinh thần ghi lại những sơ hở của GV ở góc độ "chọn lọc" chưa chắc đã đúng với bản chất sự việc. "Những vấn đề xuất phát từ phương tiện công nghệ làm GV đôi khi trở nên lệ thuộc vào học trò. GV đứng lớp rất e ngại và điều đó có thể làm họ không phát huy được hết khả năng, nhiệt huyết để giảng dạy, uốn nắn học trò. Tinh thần tôn sư trọng đạo cũng vì thế mà giảm đi phần nào", cô Trâm lo ngại.

Tuy vậy, nhiều GV vẫn cho cho rằng cấm HS dùng ĐT là không thể vì cái gì cũng có hai mặt, chiếc ĐT không có lỗi mà lỗi ở người sử dụng. Khi mà gần như 100% HS THPT ở các thành phố đều có điện thoại, HS bậc THCS cũng dùng nhiều, thậm chí HS ở tiểu học cũng được bố mẹ sắm "dế" như hiện nay thì các em cần được chỉ dẫn một cách nghiêm túc về văn hoá sử dụng ĐT, dùng đúng mục đích đó là phương tiện công nghệ hỗ trợ.

Hoài Nam

Theo tintuc.xalo.vn

Ong chu Son Ha, than dong am nhac day cach hoa rong

Kinh Doanh | am thuc ha noi | am thuc mien bac | am thuc hue | cong ty seo | man hinh lcd |

(VTC News)- "Không có thành công nào tự đến nếu chúng ta chỉ bỏ công sức một cách hời hợt. Luôn luôn phải đặt ra câu hỏi: Tại sao họ có thể thành công?". Anh Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà chia sẻ.



Trong khuôn khổ Festival Sinh viên Thủ đô 2012, chương trình giao lưu "Thắp sáng ước mơ sinh viên Thủ đô" với chủ đề "Khát vọng hóa Rồng" đã thu hút hàng trăm sinh viên chăm chú lắng nghe.

Hơn 200 sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng giao lưu với Giáo sư Đặng hữu, Tiến sĩ Khoa học ngữ văn Đoàn Hương, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Đức Thành, Phó chủ tịch thường trực hội doanh nghiệp trẻ Lê Vinh Sơn; anh Ngọ Duy Hiểu - Bí thư thành đoàn Hà Nội; tài năng trẻ piano Lưu Hồng Quang- Gương mặt Thủ đô tiêu biểu năm 2011…

Các khách mời trong buổi giao lưu với các bạn sinh viên "Khát vọng hóa rồng" (Ảnh: Phạm Thịnh)

Hàng trăm sinh viên chăm chú lắng nghe những chia sẻ của các vị khách mời

Các bạn sinh viên ấn tượng với những chia sẻ chân thành của anh Lê Vĩnh Sơn - ông chủ "bình nước Sơn Hà" về cách để đạt được thành công. Anh Sơn kể lại, trước kia khi có dịp lần đầu tiên ra nước ngoài, ra đường thấy đường phố ở bên đó quá sạch, người dân dù ở đâu luôn luôn có ý thích vứt rác vào thùng. Chính điều đó đã khiến anh phải có ý thức không được "quăng" rác bừa bãi vì không muốn mình trở nên lạc lõng giữa một xã hội văn minh đến thế.

Anh Sơn cũng không quên nhấn mạnh: "Không có thành công nào tự đến nếu chúng ta chỉ bỏ công sức một cách hời hợt. Luôn luôn phải đặt ra câu hỏi: Tại sao họ có thể thành công?. Tại sao mình lại không thể thành công?". Những câu hỏi ấy phải luôn được đặt ra trong đầu và thôi thúc bản thân trong mỗi việc làm.

Anh Lê Vĩnh Sơn

"Ông chủ Sơn Hà" cũng không quên kể lại kỷ niệm khi có lần được vào thăm Học viện Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức. Đó là sự ấn tượng về quy mô, cũng như sự bề thế của cơ sở vật chất, sự chuyên nghiệp trong quản lý trong mô hình của Học viện Hoàng Anh Gia Lai.

Tuy nhiên, anh Sơn cũng chia sẻ, tất cả những điều đó đều nằm trong sự tưởng tượng của chính bản thân anh. Vì vậy, không lẽ gì bầu Đức làm được mà bản thân anh lại không. Sau chuyến thăm quan, anh Sơn đã đặt mục tiêu cho chính mình với một khoảng thời gian không xa sẽ đạt và vượt hơn những gì Học viện Hoàng Anh Gia Lai đang có.

"Các bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu. Hãy định hướng rõ con đường mình định đi. Cùng với đó là sự kiên trì, tự tin thì không có gì là các bạn không làm được. Có một ngày các bạn sẽ có cho mình những doanh nghiệp sẽ vượt lên hơn cả Sơn Hà". "Ông chủ Sơn Hà" tâm sự với các bạn sinh viên.

Điều cuối cùng mà "ông chủ Sơn Hà" muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ là hãy biết quý trọng đồng tiền, dù là nhỏ nhất. Theo anh Sơn, hầu hết các ông chủ, những người thành đạt đều hết sức trân trọng đồng tiền, trân trọng công sức, mồ hôi họ đã phải bỏ ra. Vì vậy họ thường có cách ứng xử phù hợp, hài hòa với đồng tiền. Chính điều đó sẽ tạo nên thành công cho các bạn trẻ trong tương lai.

Đối với tài năng trẻ Piano Lưu Hồng Quang, từ những kinh nghiệm từ chính bàn thân mình, anh cũng khuyên các bạn trẻ dù theo đuổi một lĩnh vực nào cũng phải có đam mê và yêu thích.

Lưu Hồng Quang
Đối với Lưu Hồng Quang, âm nhạc ngoài mang tính giải trí đơn thuần thì còn có tính giáo dục và tính thời đại rất lớn. Xã hội thay đổi thì âm nhạc cũng thay đổi theo. Vì vậy, các bạn trẻ không nên quá chú trọng vào tính giải trí thông thường của âm nhạc mà hãy lắng nghe và cảm nhận những triết lý giáo dục ẩn chứa trong đó.


Tài năng trẻ Piano cho rằng, các bạn sinh viên cần phải phân biệt được sự khác nhau khi xem một đoạn quảng cáo và một bộ phim hay một bản nhạc, một tác phẩm văn học… Điều khác nhau được thể hiện ở nội dung các đoạn quảng cáo thường mang đậm tính giải trí với nội dung không sâu sắc. Nhưng với một bộ phim, một bản nhạc, một tác phẩm văn học… thì người trẻ cần phải nhận ra những nội dung giáo dục ẩn trong đó.

Lưu Hồng Quang có kể lại cho các bạn sinh viên một câu chuyện về thiên tài âm nhạc Beethoven. "Bản giao hưởng anh hùng" của Beethoven là một tác phẩm tiêu biểu của ông trong thời kỳ trưởng thành. Bản giao hưởng này đã được Beethoven đề tặng Napoleon. Tuy vậy, sau khi nghe tin Napoleon lên ngôi hoàng đế thì ông đã giận giữ chụp lấy nó, xé nát, để xuống đất và nhảy lên dẫm nát. Beethoven đã thất vọng vì Napoleon hóa ra cũng chỉ là một con người tầm thường, đầy tham vọng và đã chà đạp lên quyền lợi của mọi người để đạt tới mong muốn của mình.

"Âm nhạc phải là một ngọn lửa thổi bùng, đốt cháy mọi nhỏ nhen, xấu xa của con người để cuối cùng chỉ còn lại lòng nhân ái". Lưu Hồng Quang nhắn nhủ tới các bạn trẻ.

Bên cạnh những chia sẻ của anh Lê Vĩnh Sơn và tài năng trẻ Lưu Hồng Quang, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng: Mỗi người phải xây dựng cho mình lối tư duy mới có lí tính và lí trí; Xây dựng văn hóa dân chủ, từ cách học lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và biết bảo vệ ý kiến cá nhân…

Thành Đoàn Hà Nội trao 10 suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó

Bên cạnh đó, TSKH Ngữ văn Đoàn Hương cũng đồng tình với quan điểm của các khách mời khác khi nhắc nhở các bạn trẻ phải biết quý trọng giá trị vật chất; phải biết xót xa từng xu một vì "Tiền là máu". Nhưng bên cạnh đó, cần phải biết sẻ chia, cống hiến.

Trong chương trình, Thành Đoàn – Hội Sinh viên Thành phố cũng đã trao các phần quà cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi.


Phạm Thịnh


Tags: Sinh viên , học sinh , Sơn Hà , thần đồng , rồng
Ý kiến bạn đọc

Print

Email
Viết thảo luận


Nội dung
Mã xác nhận:


Tin mới nóng Ông chủ Sơn Hà, thần đồng âm nhạc dạy cách "hóa rồng" 09/01/2012 01:35 Học ở trường toàn nữ sinh: Con bạn dễ thành công? 09/01/2012 09:29 Tự thú gây sốc của một học sinh Trung Quốc đỗ đại học 09/01/2012 10:01
Các bài đã đăng Tự thú gây sốc của một học sinh Trung Quốc đỗ đại học 09/01/2012 10:01 Học ở trường toàn nữ sinh: Con bạn dễ thành công? 09/01/2012 09:29 Người đẹp, hoa hậu "tiếp máu cho người khổ" 09/01/2012 06:00 450 sinh viên tranh luận với doanh nghiệp nổi tiếng 08/01/2012 20:33 Ngắm cặp đôi xinh đẹp và thanh lịch nhất SV Thủ đô 08/01/2012 20:04 Trẻ sẽ học giỏi hơn nếu thường xuyên tập thể dục 08/01/2012 15:05 Tham gia IOE, các địa phương cần chú ý gì? 08/01/2012 10:05 470 SV nhận giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ" 07/01/2012 20:05 Nữ sinh khoe vũ đạo quyến rũ trong Festival SV Thủ đô 08/01/2012 06:00 Ngắm nhìn những nữ sinh xinh đẹp của Miss Itgo 07/01/2012 14:08

Xem theo ngày
Xem tiếp...
Trang nhất Xã hội Kinh tế Quốc tế Giáo dục Pháp luật Văn hóa Thể thao Sức khỏe - Giới tính Phóng sự - Khám phá Thế giới game Công nghệ Ô tô - Xe máy
Báo điện tử VTC News. Giấy phép số 993/GP-BTTTT ngày 07/07/2008.
Tổng biên tập: Ngô Văn Hải, phó Tổng biên tập Lê Trường Sơn
Tòa soạn và Trị sự: Tầng 10 - Tòa nhà 18 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội. E-mail: © Ghi rõ nguồn "VTC.VN" khi phát hành lại thông tin từ website này.


Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Xoa ap luc ep tre mam non hoc chu

Kinh Doanh | cách làm kim chi cải thảo | dien thoai di dong | muaban24.vn lua dao | download speedbit video accelerator | muaban24.vn |

Từ tháng 3, phụ huynh đổ xô tìm thầy dạy chữ hoặc cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ. Học chữ trước tuổi… đã trở thành áp lực cho trẻ.
Theo thống kê tại quận Tân Phú (TPHCM), đến nay (tháng 2/2012) vẫn còn gần 33% số trẻ năm tuổi chưa ra lớp lá. Hơn một nửa trong số đó được phụ huynh cho học chữ bên ngoài. Bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Giáo dục quận phụ trách mầm non (MN), cho rằng nhiều phụ huynh ngộ nhận là không học lớp lá con họ vẫn được vào lớp 1. Họ tìm cách gửi con tạm đâu đó cho đỡ tốn kém rồi cho con đi học chữ để vào lớp 1. Đây là sự ngộ nhận đáng tiếc, tạo áp lực cho trẻ và phụ huynh, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Giáo viên làm sai, phụ huynh phát hoảng

Bà Phượng cho biết phụ huynh nhiều trường tiểu học phản ánh khi trẻ mới vào lớp 1, giáo viên đã bắt các em viết một bảng thông báo yêu cầu này, yêu cầu kia… hoặc phân loại các em biết chữ và không biết chữ ra để dạy. Chính giáo viên sai nguyên tắc sư phạm, tạo áp lực cho học sinh, dẫn đến phụ huynh phải chuẩn bị cho con đi học chữ.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Nhà Bè, cho biết hằng năm đến tháng 3, tháng 4, phụ huynh ồ ạt cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ trước khi vào lớp 1. Cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường MN 5, quận Bình Thạnh, lý giải việc học chữ trước do phụ huynh sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Phụ huynh chưa hiểu việc cho trẻ học chữ trước khiến trẻ sẽ ỷ lại đã biết rồi, ảnh hưởng đến tâm lý tò mò, khám phá, làm các em nhàm chán và không muốn học nữa.

Xoá áp lực ép trẻ mầm non học chữ!
Trẻ cần được trang bị nhiều kỹ năng trong trường MN chứ không chỉ là chữ để vào lớp 1. Trong ảnh: HS lớp lá Trường MN 5, Bình Thạnh, TPHCM đang học tưới rau trong giờ ngoại khoá.

Phải thay đổi nhận thức

Ngay từ học kỳ một năm học 2011-2012, Phòng Giáo dục quận Tân Phú đã triển khai kế hoạch vận động phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên hiểu đúng vai trò của chương trình giáo dục mầm non (GDMN), chương trình lớp 1, xoá tình trạng cho trẻ năm tuổi học chữ. Giáo viên MN chưa đủ sức giải thích nhầm lẫn này nên cần có sự tham gia của cả giáo viên lớp 1. Khối lớp lá ở MN và lớp 1 ở tiểu học sẽ là hai khối được tập trung vận động. Hiện tại Phòng đang tiếp tục vận động cho phụ huynh có con sinh năm 2006 và 2007 ở khu dân cư để huy động trẻ ra lớp lá. Đến tháng 4, giáo viên tiểu học sẽ trực tiếp đi tuyên truyền đến giáo viên và phụ huynh khối lớp lá và chồi tại các trường MN hiểu đúng về chương trình lớp 1. Trường tiểu học nào nằm ở phường nào sẽ phải có trách nhiệm tuyên truyền cho các trường MN trên địa bàn phường đó.

Bà Phượng phân tích học sinh lớp lá cần được trang bị những kiến thức cơ bản về những kỹ năng sống, môi trường xung quanh, tâm sinh lý phù hợp… chứ không chỉ là chữ. "Giáo viên MN hiểu được lớp 1, lớp 1 hiểu được MN. Từ đó, phụ huynh yên tâm để con hoàn thành lớp phổ cập năm tuổi trước khi vào lớp 1 với đầy đủ kiến thức cơ bản ở khối MN mà không phải lo lắng cho con học chữ trước" - bà Phượng nói.

Bà Bích Nga cho biết ở Nhà Bè trước đây chỉ giải thích cho phụ huynh hiểu đúng về chương trình GDMN, cho học sinh MN tham quan các trường tiểu học trên địa bàn. Năm nay, học kinh nghiệm từ quận Tân Phú, huyện sẽ đưa giáo viên lớp 1 giới thiệu chương trình lớp 1 cho giáo viên và phụ huynh các trường MN.

Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đánh giá cao cách làm của Phòng Giáo dục quận Tân Phú. Quan trọng nhất là tác động vào phụ huynh, giúp họ hiểu được cho con học ở mức nào là phù hợp. Sở đã đề nghị 23 quận, huyện còn lại tham khảo cách làm ở Tân Phú để áp dụng hợp lý trong quận mình.

"Học sinh lớp lá sẽ được làm quen chữ viết, ngôn ngữ, kỹ năng sống qua các hoạt động vui chơi… Khi lên lớp 1, các em sẽ tiếp tục được học những nội dung tương tự bằng những môn cụ thể như thể dục, toán, mỹ thuật, tập viết, chương trình tiếng Việt…

Chương trình lớp lá sẽ là cơ sở, nền tảng hình thành cho các em kỹ năng khi vào lớp 1 và những lớp cao hơn. Nếu chỉ học chữ mà không học lớp lá, các em sẽ rất thiệt thòi vì bị hổng và không có nền móng để tiếp nhận những kiến thức cao hơn". - bà Chung Bích Phượng , Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú, TPHCM

"Ở cấp MN trẻ được làm quen mặt chữ nhưng để hiểu và viết được là cả một quá trình. Khi các em vào lớp 1, các em sẽ bắt đầu quá trình tập viết với đầy đủ kiến thức như: cách ngồi viết, nhận biết nét chữ, cầm bút, rê bút, nối nét, ghép chữ… Sự rèn luyện này theo đúng chuẩn về tâm lý của trẻ. Việc các em được khám phá cũng sẽ trở thành niềm vui và giúp các em phát triển toàn diện". - ông Lê Ngọc Điệp , Trưởng phòng Giáo dục tiểu học
Sở GD&ĐT TP.HCM

"Trẻ 5 tuổi tò mò về chữ viết, con số. Vì vậy, trường thường tổ chức cho các em lớp lá những hoạt động kỹ năng hoặc vui chơi để các em làm quen với mặt chữ như nhận biết tên các bồn hoa lớp mình, đếm số từ một đến 10, tập đánh vần tên mình… những hoạt động như thế vừa bổ ích vừa đáp ứng sự phát triển của các em". - cô Cao Thị Mai Loan , Hiệu trưởng Trường MN 5,
quận Bình Thạnh, TPHCM

"Đến giờ tôi đã thấy cho con học trước là sai lầm vì vào lớp 1, bé chán và muốn học cao hơn. Giờ đến lớp 2 vẫn vậy, cháu chán và quậy phá khi trường lớp không đáp ứng nhu cầu học". - m ột phụ huynh có con học lớp 2 ở quận Tân Phú, TPHCM

Theo Phạm Anh

Pháp luật TPHCM

Theo tintuc.xalo.vn

Khoi nghiep cung Kawai - 2012

Kinh Doanh, Be Trap | download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 | google chrome 14 |

"Khởi nghiệp cùng Kawai - 2012"

- Cuộc thi ý tưởng kinh doanh sáng tạo dành cho sinh viên mang tên "Khởi nghiệp cùng Kawai- 2012" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 02/01 đến 21/4.


Từ khóa liên quan

Động từ
  • khởi nghiệp
  • sáng tạo
  • kinh doanh
  • tọa đàm
Danh từ
  • sinh viên
  • cuộc thi
  • bước đường
  • ý tưởng
  • khối chuyên
Tổ chức
  • Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Đại học Ngoại thương
Địa danh thế giới
  • Hà Nội
  • Nhật Bản
Từ chuyên môn
  • MC
  • website

Tin đọc nhiều

  • Hoảng hồn với cách huấn luyện vệ sĩ nữ ở Trung Quốc - ANTĐ 15161 lượt đọc
  • 'Chân dài' chịu vùi dập để trở thành nữ vệ sĩ - Báo Đất Việt - Quốc phòng 10406 lượt đọc
  • Xót lòng… 2 hũ sữa chua - Dân Trí 1149 lượt đọc
  • Phụ huynh phải góp tiền trả lương giáo viên - Tuổi Trẻ 854 lượt đọc
  • 5 vụ 'rùm beng' trong giới trẻ Việt năm 2011 - Zing 591 lượt đọc
  • Tuyển viên chức Hà Tĩnh:"Sở không lừa mà do tỉnh không tuyển" - Bee.net.vn 252 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia - Chinhphu.vn
  • 12 sự kiện tiêu biểu của Ngành Giáo dục năm 2011 - VOV Online
  • Song Seung Hun quảng bá văn hóa Hàn Quốc tại trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn - aFamily
  • Thái Bình xôn xao vụ HS lớp 12 nhảy lầu - VietnamNet
  • Miệt mài "gieo con chữ" nơi lưng trời Mường Lèo - CAND Portal

Các bài khác

  • Đưa 1.000 sinh viên nghèo về quê ăn Tết - ĐCSVN
  • 5 tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học - Chinhphu.vn
  • 5 tiêu chuẩn đánh giá Tiểu Học - Báo Giáo dục Việt Nam
  • "Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà" - Dân Trí
  • Tôi quyết tâm học để thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ - VnExpress

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Bảo Bình (20/01-18/02)

Hôm nay mọi người sẽ cần tới khả năng của bạn. Là một người tư vấn hay đưa ra đề xuất, bạn sẽ giúp đỡ được cực nhiều việc hôm nay. Nhưng nên nhớ tất cả phải xuất phát từ thực tế, bạn đừng viển vông xa vời quá đấy nhé.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép của Bộ TT-TT số 377/GP-BC.

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

(ĐCSVN) - Cuộc thi ý tưởng kinh doanh sáng tạo dành cho sinh viên mang tên "Khởi nghiệp cùng Kawai- 2012" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 02/01 đến 21/4.

Tham gia các cuộc thi mang đến cho sinh viên nhiều thuận lợi trên bước đường khởi nghiệp (Ảnh: MC)


Cuộc thi do trường Đại học Ngoại Thương và công ty General Engineering Co., Ltd. (GE, Nhật Bản) tổ chức dành cho sinh viên khối chuyên ngành kinh tế thuộc các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội. Đây cũng là cơ hội để sinh viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm từ 200 doanh nghiệp và doanh nhân thành đạt qua các buổi tọa đàm.

Qua đó, chương trình hướng tới bổ sung kiến thức thực tế, trau dồi kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho sinh viên sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, tạo thuận lợi cho các em trên bước đường khởi nghiệp sau khi ra trường.

Qua 6 lần tổ chức, cuộc thi "Khởi nghiệp cùng Kawai" đã giúp nhiều thương hiệu sinh viên trở thành nổi tiếng và thành công như Kenh14.Vn – website dành cho giới trẻ, Blue Angel - cửa hàng thiệp và quà tặng...

Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Nhom hacker tan cong Bkav quoc tich nuoc ngoai

Kinh Doanh | standard vga graphics adapter | download speedbit video accelerator | gia lap desmume | download auslogic disk defrag | auslogic boostspeed 5 |

Trên trang bkavop.blogspot.com, ngày 25/2, nhóm hacker tự nhận đã tấn công diễn đàn của Bkav-Công ty an ninh mạng hàng đầu Việt Nam thông báo, họ không phải là người có quốc tịch Việt Nam.


Nhóm hacker tấn công Bkav quốc tịch nước ngoài?
Giao diện blog của nhóm hacker tấn công diễn đàn của Bkav. (Ảnh: Vietnam+)

Trong lá thư gửi "Ngài quan chức Chính phủ chuyên trách tội phạm mạng" nhóm hacker có tên Lulzsec cho hay, họ chỉ là những người "có quê hương là Việt Nam" mà thôi.

"Chúng tôi không hề truy cập trái phép vào hệ thống máy tính chủ của BKAV, mà chính họ hoàn toàn đưa hệ thống máy tính chủ này ra tiếp diện với Internet. Chúng tôi chỉ truy cập vào máy tính chủ này thông qua các cổng dịch vụ do chính BKAV mở, và sử dụng các ứng dụng do chính BKAV cài đặt và cho phép người dùng toàn cầu sử dụng," thông báo có đoạn.

Trước đó, ngày 24/2, nhóm hacker này đã công bố những sơ hở trong bảo mật của Bkav, trong đó có những lỗi rất sơ đẳng như "sử dụng Windows Server 2003 và không thèm cập nhật bản vá nào, bản vá mới nhất là từ năm... 2008" hoặc dùng chung mật khẩu quản trị cho nhiều hạng mục, thậm chí chung với mật khẩu MySQL và mật khẩu quá dễ đoán

Tuy nhiên, trả lời báo chí, một cán bộ của cơ quan điều tra cho hay, bài viết về Bkav mà hacker công bố trên blog cá nhân là hoàn toàn bịa đặt. Cơ quan điều tra đã xác định được tác giả của blog này.

Do đó, không ngoại trừ việc nhóm hacker lấy tên Lulzsec nói mình là người có quốc tịch nước ngoài cũng chỉ là "đòn gió," làm lạc hướng điều tra./.

Theo Vietnam+
Theo tintuc.xalo.vn

Sang kien chong ruoi vang

tui dung laptop | download speedbit video accelerator | gia lap desmume | download auslogic disk defrag | proshow gold | google chrome 12 |

* Sáng kiến chống ruồi vàng

Đóng quân trên khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất của miền Đông Nam Bộ, đã mấy vụ liền, những cây nhãn của Đồn biên phòng Chiu Riu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước) đều xum xuê, trĩu quả, nhưng lại không được thu hoạch do bị ruồi vàng châm, dẫn đến nhãn bị thối, hỏng trước khi chín. Mùa nhãn chín cũng là mùa của loài ruồi vàng sinh sôi phát triển mạnh. Trước sự tấn công gây hại của loài ruồi vàng, gây mất mùa nhãn không chỉ của đơn vị mà còn của cả bà con khu vực đơn vị đóng quân, ảnh hưởng tới thu nhập của người dân, cán bộ, chiến sĩ của đồn đã có nhiều sáng kiến chống ruồi vàng, nhưng hiệu quả chưa cao, do số lượng ruồi vàng quá nhiều. Thậm chí, đồn còn tổ chức một số buổi họp "chuyên đề" tìm giải pháp chống ruồi vàng.

Cuối cùng các chiến sĩ của đơn vị tìm ra một cách tránh cho nhãn bị ruồi vàng tấn công khá hiệu quả, đó là dùng túi lưới, bọc gom từng cành nhãn nhỏ lại với nhau trước khi bị ruồi vàng gây hại. Đây là cách làm khá cầu kỳ, nhưng phát huy được hiệu quả cao, không chỉ đối với đơn vị mà còn được bà con nhân dân khu vực đơn vị đóng quân đồng loạt áp dụng. Sau mỗi vụ thu hoạch nhãn, túi lưới lại được gom lại, cất đi để sử dụng cho những vụ kế tiếp. Bà con trong khu vực rất phấn khởi vì được Bộ đội Biên phòng "truyền" cho bí quyết chống ruồi vàng, bảo vệ mùa nhãn rất hiệu quả.

Việt Anh

* Từ lá thư lạc địa chỉ...

Tổ ấm hạnh phúc của thầy giáo Nguyễn Minh Quang và cô Lê Thu Hòa, cùng công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người thầm khen và mừng cho anh chị. Đặc biệt, cả hai con của anh chị đều là học sinh giỏi toàn diện, được tuyên dương tại lễ tuyên dương học sinh giỏi xuất sắc của thành phố Hà Nội. Nhưng có điều mà ít người được biết, đó là để đến được với nhau, anh chị đã phải vượt qua cả nghìn dặm đường cùng muôn trùng sóng nước biển khơi, mà câu chuyện hạnh phúc của hai người được bắt đầu từ một cánh thư lạc địa chỉ.

Đó là vào năm 1997, khi thời khắc Giao thừa đến trong tâm trạng nhớ người thân, nhớ đất liền da diết của người lính đảo xa, giây phút ấy Hạ sĩ Nguyễn Minh Quang chợt nghĩ tới lá thư mà anh nhận được từ lâu, hôm có tàu ra đảo. Dù tên của người nhận thư không thật trùng khớp hoàn toàn với tên của mình, nhưng rồi anh vẫn quyết định bóc thư để đọc, bởi khao khát những thông tin, tình cảm từ đất liền. Những lời lẽ động viên của nữ sinh viên đại học trong thư khiến anh rất cảm động về sự thấu hiểu, tin tưởng của những người ở đất liền đối với các anh nơi đảo xa. Bằng sự xúc cảm, anh đã viết thư hồi âm cho người nữ sinh ấy và cũng từ đó, anh có thêm người bạn là sinh viên sư phạm, tên Lê Thu Hòa. Rồi ngày trở về đất liền của Quang cũng đến. Với tình cảm chân thành của mình, Hòa đã giúp đỡ và động viên Quang thi đỗ đại học, trở thành sinh viên tại ngôi trường chính cô đã theo học. Sau đó, chính người bạn ấy trở thành đồng nghiệp, người bạn đời yêu quý của cô.

Mai Thu


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Canh sat ban chet hoc sinh ngay tai truong

Hot Girl | mon an ngon | may xay sinh to | may tinh xach tay | may chieu | may tinh bang |

(NLĐO) - Jaime Gonzalez, cậu học sinh 15 tuổi, bị bắn chết ngay tại hành lang trường Cummings ở Brownsville, bang Texas – Mỹ sau khi cậu từ chối hạ vũ khí là một khẩu súng hơi.
Theo lời cảnh sát, cậu học sinh lớp 8 Jaime Gonzalez đã bước vào lớp và đấm vào mũi một bạn học, dẫn đến một cuộc xô xát khiến cảnh sát được gọi đến 20 phút sau đó.


Gonzalez bị bắn chết do không chịu hạ vũ khí. Ảnh: KGBT-TV/Facebook

Quyền cảnh sát trưởng Brownsville – ông Orlando Rodriguez – nói khi họ đến hiện trường, Gonzalez đang cầm một khẩu súng hơi. "Cậu ta có rất nhiều cơ hội để hạ vũ khí nhưng không chịu làm" – ông Rodriguez bổ sung.

2 cảnh sát đã bắn 3 phát súng khiến Gonzalez trúng ít nhất 2 viên đạn, trong đó có một viên trúng vào sau đầu, và tử vong. Ngoài ra không có ai bị thương.

Robert Valle, một trong số các học sinh đã nấp trong phòng học khóa cửa giữa cuộc đụng độ, kể rằng cảnh sát chạy dọc theo hành lang và la lớn: "Bỏ súng xuống" trước khi nhiều tiếng súng vang lên.

Cha mẹ của Gonzalez đang yêu cầu cảnh sát giải thích vì sao lại quyết định nổ súng. Người cha Jaime Gonzalez Sr chất vấn: "Sau phải nặng tay như vậy? Tới 3 phát đạn. Sao không bắn vào đâu đó để nó gục xuống thôi?".


Khẩu súng mà Gonzalez sử dụng. Ảnh: AP

Còn người mẹ Noralva Gonzalez vừa chỉ 3 tấm hình chụp cận cảnh các vết thương của con trai vừa giận dữ nói: "Thật là bất công! Tôi biết con trai tôi không hoàn hảo nhưng nó vẫn là đứa bé ngoan".

Trong khi đó, quyền cảnh sát trưởng Rodriguez khẳng định thuộc cấp của ông đã hành động hợp pháp để bảo vệ bản thân và các học sinh khác.
Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Dai hoc Quoc gia Ha Noi cong bo chi tieu tuyen sinh

siteit blog | may xay sinh to | may tinh xach tay | may chieu | may tinh bang | man hinh lcd |

Ngày 20/2, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức công bố thông tin và chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy năm 2012. Theo đó, chỉ tiêu vào 9 trường, khoa thành viên của ĐHQGHN là 5.600, tuyển sinh trong cả nước.

Cụ thể, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (KHTN) nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) và tổ chức thi khối A, A1, B; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) nhận hồ sơ ĐKDT và tổ chức thi khối C; Trường ĐH Ngoại ngữ (NN) nhận hồ sơ ĐKDT và tổ chức thi khối D1,2,3,4,5,6. Ký túc xá của ĐHQGHN dành 1.200 chỗ ở cho khóa tuyển sinh 2012.

Đối với xét tuyển thẳng (không hạn chế số lượng): Những thí sinh là thành viên đội tuyển tham dự Olympic khu vực, quốc tế và những thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vào các ngành đúng hoặc ngành gần theo môn học sinh đạt giải. Đối với thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải nếu dự thi ĐH đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn ĐH của Bộ GD&ĐT trở lên, không có môn nào bị điểm 0.

Năm nay, ĐHQGHN vẫn thực hiện các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế; Chương trình đào tạo tiên tiến tại trường ĐHKHTN; Đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo. Sinh viên trúng tuyển vào học ĐHQGHN được vay vốn không lãi suất từ Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) chi nhánh TP Hồ Chí Minh để thanh toán học phí. Thông tin chi tiết trên website:http://www.vnu.edu.vnchuyên mục Sinh viên.

Thông tin cụ thể về chỉ tiêu, mã ngành của các trường thành viên thuộc ĐHQGHN: Trường ĐH Công nghệ (QHI) với 560 chỉ tiêu. Trong đó có 4 khoa thi khối A, A1 gồm: Khoa học máy tính, CNTT, Hệ thống thông tin, Công nghệ Điện tử - Viễn thông. Trường ĐH KHTN (QHT) với 1.310 chỉ tiêu, ở tất cả các chuyên ngành đều thi khối A, có thêm khối A1 như Toán học, vật lý học, khoa học vật liệu, khí tượng học, thủy văn học, hải dương học, hóa học, công nghệ kỹ thuật hóa học, khoa địa lý, địa chất. Khoa Sinh học và Khoa Môi trường có thêm khối B.

Trường ĐH KHXH&NV (QHX) với 1.400 chỉ tiêu, không có khoa nào thi khối mới.

Trường ĐH Ngoại ngữ (QHF) với 1.200 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo ngành học. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành ĐKDT sẽ được chuyển vào học ngành khác của trường nếu đủ điểm và còn chỉ tiêu. Sau khi học hết năm thứ hai, SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành thứ 2 (bằng kép) Kinh tế Quốc tế, Tài chính Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế); ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của ĐH KHXH&NV và ngành Luật học của Khoa Luật…

Trường ĐH Kinh tế (QHE) với 430 chỉ tiêu. 5 ngành đào tạo của trường đều thi khối A, D1, thêm khối A1. SV học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế ngành Quản trị kinh doanh đóng học phí 967.000 đồng/tháng. Trường ĐH Giáo dục (QHS) với 300 chỉ tiêu gồm các ngành Sư phạm: Toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử. Khoa Luật (QHL) với 300 chỉ tiêu gồm Luật học và Luật kinh doanh thi khối A, C, D1,3, thêm khối A1. Khoa Y Dược (QHY) với 100 chỉ tiêu gồm Y Đa khoa thi khối B và Dược học thi khối A.

Riêng khoa Quốc tế (QHQ) có 550 chỉ tiêu, không thuộc 5.600 chỉ tiêu đào tạo chính quy của ĐHQGHN, cho các chương trình đào tạo liên kết với các trường ĐH uy tín của Vương quốc Anh, Mỹ, Australia, Malaysia, Nga, Pháp và Trung Quốc. Phương thức tuyển sinh: Căn cứ tiêu chí tuyển sinh của ĐH đối tác nước ngoài, có tính đến điểm thi ĐH và quá trình học tập ở bậc THPT.

Thông tin chi tiết về điều kiện tuyển sinh được đăng tải trên website của trường ĐHQGHN (www.vnu.edu.vn) và của Khoa Quốc tế (www.is@vnu.edu.vn) ( www.khoaquocte.vn )


Theo www.baomoi.com

Khong the coi thuong ho so

congty.edu.vn | rao vat | nguyen quang truong | choi game angrybird | download cheat engine 6.1 | game |

(Dân Việt) - Những cái hồn nhiên chung chung đó đã làm cho con người biến dần thành đại khái. Không thể coi thường hồ sơ, cũng như không thể lơ là lịch sử.

Một lần đến làm việc ở tỉnh vùng biên nọ, tôi vào xem một bức tranh trong bộ tranh thờ, nói với người giữ kho: "Xin cô cho xem hồ sơ bức tranh này". Cô ngập ngừng: "Hồ sơ gì cơ ạ?". Tôi bảo hồ sơ của bức tranh, cụ thể là tranh này sưu tầm năm nào, tại đâu, của ai, tên tranh và có thể giải thích khái lược về ý nghĩa bức tranh. Cô lắc đầu: "Em không biết, cái này do người trước làm, bây giờ chuyển việc chỗ khác".

Khá nhiều trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Không có hồ sơ, người ta không có cơ sở thẩm định giá trị của nó, chưa nói đến việc nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nó. Hồ sơ là cánh cửa mở ra để định vị một giá trị mà thiếu nó coi như ngôi nhà khép kín. Hồ sơ là linh hồn của bức tranh, không có hồ sơ thì đó là bức tranh "chết".

Có một người khi biết Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu đã reo lên: Hà Giang ngày mai sẽ trở thành điểm du lịch, cuộc sống no ấm đang mở ra trước mặt người dân sở tại... vân vân và vân vân...

Tôi thật sự ngạc nhiên về sự hồn nhiên đó. Nếu chỉ tìm hiểu sơ sài thôi cũng thấy rằng, không biết có bao nhiêu dân sở tại "ngoi lên" được, hay là du lịch mở ra thì họ phải lùi sâu vào trong núi. Chưa kể mảnh đất trong lành đó có nguy cơ dần thành bãi rác thải và ô nhiễm cả văn hóa, một bộ phận người dân sẽ bị tha hóa vì du lịch... Nếu hiểu điều đó, nghĩa là có tí "hồ sơ" về nó thì người ấy sẽ không mắc bệnh lạc quan tếu đến thế.

Những cái hồn nhiên chung chung đó đã làm cho con người biến dần thành đại khái. Không thể coi thường hồ sơ, cũng như không thể lơ là lịch sử.

Đỗ Đức


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

To co xau khong- trao luu clip cuc hot tren YouTube

tin cong nghe | download nero 6 | download nero | download nero 6 mien phi | tai manager | tai IDM |

"Tớ có xấu không?"- trào lưu clip cực "hot" trên YouTube

Các bạn teen nước ngoài đang đua nhau post clip của mình lên YouTube và hỏi mọi người: "Tớ có xấu không?"

Độ tuổi phổ biến nhất hay post clip kiểu này là từ 11 đến 14 tuổi (tức là mới bước vào tuổi teen đó). Quá lo lắng về vẻ bề ngoài của mình, các bạn trẻ chấp nhận đưa mặt mình ra để "thế giới ảo" bình luận, đôi khi là chỉ trích. Mặc dù việc post những clip dạng này đã xuất hiện cách đây vài năm, nhưng mãi tới gần đây nó mới trở thành một trào lưu được nhiều bạn trẻ hưởng ứng.

Cô bạn có nickname Sgal901 đã gây nên cơn sốt khi post clip quay chính mình trong một số tư thế "pose ảnh". Mặc dù cô bạn tóc vàng này rất dễ thương, nhưng bạn ấy vẫn hỏi mọi người là: " Trông tớ có xấu xí lắm không? ". Sgal901 chia sẻ trong clip: " Có rất nhiều người nói rằng tớ trông chẳng ưa nhìn tẹo nào. Tớ nghĩ rằng mình xấu xí và khá béo "... Clip chỉ đơn giản vậy thôi, thế mà hiện tại, nó đã thu hút... hơn 3,5 triệu lượt xem!

Tớ có xấu không?- trào lưu clip cực
Cô bạn có nickname Sgal901 với clip đạt 3.5 triệu lượt xem.


Bên cạnh rất nhiều những comment tích cực như " Hãy mặc kệ những người nói bạn không xinh đẹp, tớ thấy bạn cực xinh " hay " Hầu như những người độc ác ấy thậm chí còn không có nổi một tấm ảnh của bản thân mình ", thì Sgal901 cũng phải "hứng chịu" rất nhiều những comment lời lẽ độc địa dễ gây tổn thương, thậm chí là những comment không đứng đắn. Một số người thì lại chỉ trích: " Đây là một trong những video ngốc nghếch. Chỉ có người ngốc mới tự post video clip của chính mình mà không tự nhận thức được mình đang biến bản thân thành trò cười. Vì cậu nói cậu xấu nên điều duy nhất tôi có thể thấy từ clip này là một đứa con gái xấu xí, chẳng có gì đẹp đẽ cả. "

Một cô bạn khác tên thật là Faye với nickname Smilelovebeauty8 thì lại post clip với lý do: " Mình tự thấy mình không xinh nhưng bạn bè nói mình rất dễ thương ". Điều này khiến cô bạn bối rối và quyết định nhờ mọi người... quyết định hộ. Kết quả là có rất nhiều người đã lập các nick ảo và "troll" (nói mỉa mai, ẩn ý, chọc phá) cô bạn với những lời lẽ khiếm nhã.

Tớ có xấu không?- trào lưu clip cực
Đoạn clip của Faye đã bị rất nhiều "troll" comment chọc phá.

Không chỉ có những bạn nữ mà còn có cả một số bạn nam cũng post clip với mục đích tương tự. Những bạn nam này thậm chí còn bị "ném đá" nhiều hơn các bạn nữ cơ đấy.

Ai cũng bước, tuổi teen là một thời kì khó khăn, đặc biệt trong việc phát triển tâm lý. Bước vào lứa tuổi này, các bạn teen dễ dàng cảm thấy bị chơi vơi, lạc lõng, chưa nhận thức được bản thân mình, chưa có chính kiến rõ ràng mà hầu hết là dựa vào nhận xét của mọi người. Blogger Amy Graff viết trong tờ San Francisco Chronicle: " Tôi mong rằng các website nên chú trọng hơn tới cách bọn trẻ sử dụng Internet. YouTube không cho phép trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng dịch vụ, tại sao vẫn có những em nhỏ chỉ mới 11 tuổi post clip của bản thân mình lên và hỏi cả thế giới mình có xấu không? Điều đó thực sự đáng để các bậc phụ huynh phải suy nghĩ. "
Theo tintuc.xalo.vn

Sau Tet, nhieu hoc sinh nghi hoc

may anh | muaban24 lua dao | qua tang tinh yeu | dien thoai di dong | google chrome 14 | google chrome 15 |

TP - Cứ sau Tết Nguyên đán, học trò vùng cao Quảng Ngãi lại học theo kiểu "giã gạo", hôm có hôm không. Nhiều trường chỉ có chưa đầy 50% học sinh trở lại lớp.

Vùng cao Quảng Ngãi:

> Thầy 'quên' lên lớp, học sinh... lèo tèo

Trường THCS Sơn Dung (Sơn Tây) chỉ có chừng này học sinh lớp 7.
Ảnh: P.Đ .

Đến rồi lại đi

"Sau Tết, giáo viên của trường đã bám bản, bám làng động viên các em ra lớp để theo kịp chương trình, nhưng cũng chỉ được vài hôm mà thôi", thầy Nguyễn Văn Ny, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Xa (huyện Ba Tơ), nói. Như khối lớp 7 có 52 em, nhưng có hôm chỉ có 15 em đến lớp, khối lớp 8 có 20 em đến lớp trên tổng số 49 em.

Thầy Trương Đình Thức lo lắng: "Chúng tôi phải lội bộ đường rừng từ 2 - 6 km đưa em này ra lớp thì em kia lại trốn về. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài, chúng tôi bỏ cuộc mất". Để đưa được một học sinh trở lại lớp, sau những giờ lên lớp, nhiều giáo viên vùng cao phải tạm gác công việc gia đình mới có thể đến nhà vào lúc sáng sớm, trước khi em theo bố mẹ lên rẫy hoặc phải ở lại qua đêm chờ em đi rẫy về để động viên, thuyết phục. Chỉ về phía những dãy bàn vắng bóng học sinh, thầy Thức bộc bạch: lớp 7 này có 43 em; những ngày giáo viên tập trung đi vận động có 23 em ra lớp, nhưng mấy ngày qua có không quá 10 em.

"Tình trạng học sinh học giã gạo sau Tết diễn ra liên tục nhiều năm qua dù ngành đã làm hết sức. Cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, đoàn thể, trong đó nâng cao ý thức coi trọng việc học cho phụ huynh"- Ông Nguyễn Văn Tuấn -Phó Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ .

Em Phạm Văn Hiền (học sinh lớp 8B Trường THCS Ba Xa), nói: "Đi học không có tiền. Ở nhà lên rẫy hái đót mỗi ngày cũng có 15 - 25 ngàn đồng, sướng hơn".

Cô Phạm Thị Lâm, Phó hiệu trưởng Trường THCS Sơn Dung (huyện Sơn Tây), chia sẻ: Trường phối hợp chính quyền địa phương đi vận động nhưng gần như lớp nào cũng vắng từ 5-12 em. Trường THCS Sơn Mùa cũng chỉ có hơn 50% học sinh đến lớp.

"Những năm trước, thời điểm này, học sinh không đến lớp là do nghỉ ở nhà đi bứt đót giúp gia đình. Năm nay, mùa đót đến muộn, mưa nhiều nhưng các em vẫn nghỉ học", thầy Nguyễn Văn Ánh, Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Mùa, cho biết.

Thầy Vương Tấn Hà, giáo viên Toán Trường THCS Sơn Dung, kể: Khi đến nhà hỏi lý do sao chưa đi học, nhiều em trả lời "Em quên ngày đi học", "Còn Tết mà, bạn ở làng bên cũng đâu có đi học"... Ở Trường THPT huyện Sơn Hà, sau Tết cũng có khoảng 100/579 học sinh nghỉ học không rõ lý do.

Ông Lê Hoài Thạnh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sơn Tây, nói: "Nếu chỉ để ngành giáo dục đơn độc trong việc vận động học sinh ra lớp sau Tết thì khó đạt được kết quả. Vì ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo còn phải lo soạn bài, chăm sóc gia đình".

Cạm bẫy

Sau Tết, nhiều cò lao động phổ thông liên tục xuất hiện ở các huyện miền núi để dụ dỗ học sinh nghỉ học vào Nam làm. Ngày 16-2, Công an huyện Ba Tơ bắt giữ vợ chồng Lê Văn Tiến và Trần Thị Thu Thanh (trú ở quận Tân Bình, TPHCM) có hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em vào thành phố làm thuê. Khi ông Tiến lái ô tô chạy trên QL 24 A đến địa phận xã Ba Liên thì bị CSGT huyện Ba Tơ kiểm tra giấy tờ.

Qua kiểm tra, phát hiện trên xe có 3 trẻ vị thành niên người dân tộc Hre. Ông Tiến khai, do không có người phục vụ quán ăn của gia đình, nên nhờ người làm thuê Phạm Văn Tha (ở xã Ba Tô) về quê kiếm thêm người. Sau khi dụ được em Phạm Văn Ga (15 tuổi), Phạm Văn Quế (14 tuổi), học sinh lớp 8, Trường THCS Ba Tô, và Phạm Văn Hút (18 tuổi), đều ở Ba Tô, Tha gọi điện cho vợ chồng Tiến ra đón đưa vào TPHCM.

Đầu năm ngoái, công an huyện Tây Trà phối hợp công an huyện Bình Sơn giải vây cho 5 em gái vị thành niên ở xã Trà Lãnh và xã Trà Quân (Tây Trà) bị đối tượng xấu dụ dỗ đưa ra Hưng Yên để phục vụ ở quán xông hơi, massage...

Phú Đức


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Lang nguoi truoc bai van cua co be mat me

pham quang huy | download nero | download nero 6 mien phi | tai manager | tai IDM | tai IDM |

Đọc bài văn nói về mẹ của bé Nguyễn Thị Uyên Thy (học sinh lớp 5D , Trường Tiểu học Tuyên Quang, TP Phan Thiết, Bình Thuận) mà tôi không cầm được nước mắt.

Uyên Thy mất mẹ từ khi mới lọt lòng nên mọi việc chăm sóc, dạy dỗ đều do bàn tay của người cha đảm đương.

Uyên Thy mất mẹ đã 10 năm nay. Lẽ ra ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", như những đứa trẻ khác, em sẽ có được tình thương của người thân và đặc biệt là sự chăm sóc của người mẹ thì Uyên Thy lại khác.

"Ở trường giờ ra về, em hỏi bạn "trong gia đình bạn quý ai nhất?". Bạn trả lời là mẹ. Em lặng lẽ đi qua ghế đá ngồi. Em thầm nghĩ "Nếu em còn mẹ thì em sẽ trả lời giống bạn thôi "nhưng ba đã thế chỗ đó …" (trích bài văn).

Lặng người trước bài văn của cô bé mất mẹ
"Bài văn đầy cảm xúc" như cô giáo đã phê.

Dưới đây là toàn bộ bài văn của bé Uyên Thy.

Ở trường giờ ra về, em hỏi bạn "trong gia đình bạn quý ai nhất? "Bạn trả lời là mẹ. Em lặng lẽ đi qua ghế đá ngồi. Em thầm nghĩ "Nếu em còn mẹ thì em sẽ trả lời giống bạn thôi" nhưng ba đã thế chỗ đó. Chẳng may mẹ em mất sớm nên ba đã tảo tần nuôi hai anh em em ăn học suốt mười năm nay .

Năm nay ba bốn mươi lăm tuổi. Dáng người ba cao ráo, cao đến một mét bảy mươi. Trên khuôn mặt chữ điền của ba để lộ vầng trán cao và rộng. Mái tóc ba đen luôn được cắt gọn gàng, điểm vài sợi tóc bạc lơ thơ. Đằng sau cặp kính trắng của ba là đôi mắt to và sáng. Nước da ba ngăm đen do đi nắng nhiều.

Ba em dạy toán ở Trường Trung học cơ sở Hùng Vương. Do trường gần nhà nên mỗi sáng ba đi làm không sợ bị muộn. Năm sau em sẽ qua trường ba học.

Ba giải toán rất giỏi, trên trường ba còn dạy thêm môn tin học. Mỗi khi có bài toán khó, em liền chạy lại hỏi ba. Ngoài việc dạy học ra ở nhà ba còn làm thêm bảng trang trí lớp học. Khi nhìn ba làm mà mồ hôi đầm đìa trên mặt, em lại rưng rưng nước mắt.

Buổi sáng ba dậy rất sớm để rửa chén, đọc báo trên mạng, pha cà phê uống, ủi đồ. Ba đã thay thế cho những công việc hàng ngày mà chỉ có phụ nữ làm. Ba còn biết nấu cơm nữa, nhưng mà ba không biết làm đồ ăn nên trưa nào ba cũng phải đi mua. Cũng có vài bữa nhà ngoại cho đồ ăn nữa.

Ba không bao giờ đánh em. Những lời dạy của ba em mãi mãi khắc sâu trong lòng. Ba là trụ cột của gia đình. Ba hay chở em lên ngoại để thắp nhang cho mẹ. Em xem cuốn album đám tang mẹ mà lại khóc tiếc thương cho ba và anh trai mình.

Ngày 20/11 học trò tặng ba một giỏ hoa lớn, ba liền chở em cầm giỏ hoa lên ngoại và để trên bàn thờ mẹ. Lúc ấy em rất cảm động. Em nhìn hình mẹ và thì thầm "Mẹ ơi ! con chúc mẹ 20/11 vui vẻ và luôn phù hộ cho ba cha con con".

Dù không còn mẹ nhưng em vẫn tự hào vì có một người ba giỏi giang như thế. Ba thương em nhiều mà em cũng thương ba nhiều. Em sẽ cố gắng học giỏi để ba vui lòng. Em mong ba sống thật lâu để ở với em.

Theo Nguyễn Đình Giáp
Báo Bình Thuận
Theo tintuc.xalo.vn

Du hoc singapore – Co hoi danh nhung suat hoc bong cao

thiet bi van phong | muaban24.vn lua dao | muaban24 lua dao | muaban24 lua dao | download unikey | video converter |

Đăng ký làm bài thi học bổng của trường để có thể nhận được những suất học bổng giá trị nhé!
Học viện Quản lý Đông Á (EASB) dành tặng suất học bổng 70% học phí cho chương trình cử nhân 3 năm, S$500 – S$1.000 cho chương trình Tiếng Anh và S$ 2.000 cho chương trình Thạc sĩ.

Toạ lạc ngay tại trung tâm tài chính của Quốc đảo Sư tử, EASB là địa điểm học lý tưởng cho sinh viên quốc tế đến đây theo học. Từ đây, các bạn sinh viên có thể dễ dàng đến các địa điểm cần thiết như: siêu thị, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim… mà không tốn kém nhiều chi phí đi lại.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, EASB, được bộ Giáo dục Singapore công nhận và đã được xếp hạng là tổ chức giáo dục có chất lượng cao (Edutrust – 4 năm).

Trường EASB liên kết với các trường Đại học của Anh (Dundee University, Glamorgan University, Northumbria University, University of Wales), Úc (Griffith University, Central Queensland University, Deakin university, Murdoch University), New Zealand (Lincoln University), Mỹ (Benedictine International University) trong việc giảng dạy, khảo thí và cấp bằng nhằm giúp cho sinh viên quốc tế có được một kế hoạch học tập nhanh nhất và bằng cấp được công nhận quốc tế.

Học viện Kapland Singapore dành học bổng cho sinh viên chuyển tiếp từ Cao đẳng lên Đại học, từ Đại học chuyển tiếp lên Thạc sĩ.

- 1 học bổng trị giá 10.000S$/kỳ nhập học
- 1 học bổng trị giá 7.500S$/kỳ nhập học
- 1 học bổng trị giá  5.000S$/kỳ nhập học

Du học singapore  Cơ hội dành những suất học bổng cao
Học bổng đầu vào dành cho sinh viên học MBA trị giá S$3.000.

Kaplan - APMI được thành lập vào năm 1989, là thành viên của Tập đoàn Kaplan (Mỹ) - một tổ chức giáo dục toàn cầu cung cấp các khoá học chất lượng với 900.000 sinh viên và 4.000 phòng học trên toàn thế giới. Kaplan Singapore đã chính thức đăng ký với Bộ Giáo dục Singapore và là một trong số ít những tổ chức giáo dục tư đầu tiên đạt danh hiệu Singapore Quality Class (SQC-PEO) – tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục do Uỷ ban Cải cách và Đánh giá tiêu chuẩn (SPRING) cùng Uỷ ban Phát triển Kinh tế của Singapore cấp. Bên cạnh đó Kaplan Singapore cũng đã được cấp chứng nhận Edu Trust 4 năm - Chứng nhận bảo vệ quyền lợi sinh viên quốc tế.

Thông qua việc hợp tác với các trường đại học có uy tín của Úc, Mỹ và châu Âu, Kaplan Singapore đưa ra nhiều chương trình giáo dục và quản lý khác nhau cho sinh viên. Mục tiêu của Kaplan Singapore là trở thành một trường kinh doanh hàng đầu với quyết tâm đào tạo những nhà quản lý năng động có khả năng lãnh đạo để đáp ứng tốt những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế dựa trên tri thức. Hiện nay, với những lợi thế trên, Kaplan Singapore đã thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến từ Trung quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam.

Học viện Phát triển Quản lý Singapore MDIS thông báo hỗ trợ 10% học phí cho chương trình Cử nhân và Thạc sĩ, ngoài ra trường còn cấp những suất học bổng hữu nghị trị giá S$1.000 cho chương trình cử nhân và S$1.500 cho chương trình Thạc sĩ.

Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS) hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận lớn tại Singapore. MDIS được người tiêu dùng bình chọn là top 3 trường tư tốt nhất Singapore. Trường có thế mạnh đào tạo du lịch khách sạn tại Singapore. Với mục tiêu trở thành học viện lớn và uy tín trong khu vực cung cấp khoá học ở các chuyên ngành hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, MDIS luôn nỗ lực hết mình để ngày càng nhiều người có cơ hội được đào tạo trong một môi trường có chất lượng giáo dục cao và bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới.

Các trường đại học đối tác: tại Anh: Đại học Bradford, Sunderland, Wales, Glasgow; tại Mỹ: Trường Oklahoma, Ottawa; tại Australia: Trường Southern Cross; tại Pháp: Trường đào tạo sau đại học Grenoble.

Học viện ERC

Học viện ERC Singapore là một trong những trường hàng đầu tại Singapore, được sáng lập bởi những nhà quản trị doanh nghiệp danh tiếng trong khu vực châu Á, với mục tiêu đào tạo nên đội ngũ các nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc.

Học viện ERC luôn đồng hành cùng sinh viên trong quá trình tìm kiếm kho tàng kiến thức. Chúng tôi luôn tự hào với đội ngũ giảng viên chuyên nghiêp, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục, cùng Ban cố vấn uyên bác đến từ nhiều công ty và tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực: Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch - Khách sạn. Sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm phương pháp học tập mới mang tính thực tiễn cao, nhằm xác định được mục tiêu của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời có được hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp mình yêu thích.

Học viện ERC Singapore tự hào là một trong 9 trường tư đầu tiên của Singapore vinh dự đạt được những danh hiệu cao quý về chất lượng giáo dục như chứng nhận Edutrust (4 năm), SCLASS, SQC...

Các chuyên ngành đào tạo của trường: Quản trị kinh doanh, Thiết kế và Phát triển game, Tài chính, Quản trị Du lịch Khách sạn.

Curtin Singapore:

Thành lập năm 1968, Curtin là một trong những trường đại học công lập hàng đầu của Australia và nằm trong top 200 trường đại học tốt nhất trên thế giới. Trường có cơ sở đặt tại Sydney, Perth của Australia, Malaysia và Singapore. Trường đại học Curtin Singapore đặt tại Jalan Rajah - Trung tâm của Singapore với cơ sở vật chất được đầu tư hơn 40 triệu SGD bao gồm 40 lớp học, 10 giảng đường lớn với hơn 1.800 sinh viên đang theo học. Thư viện của trường kết nối trực tiếp với thư viện của Curtin, Australia. Đội ngũ giảng viên của Curtin luôn hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên quốc tế trong học tập và định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.

Sinh viên tốt nghiệp tại trường đại học Curtin Singapore được cấp bằng tương đương như du học tại đại học Curtin, Australia với chi phí thấp hơn 40%. Sinh viên học tại Curtin Singapore dễ dàng chuyển tiếp sang các cơ sở đào tạo của Curtin tại Perth hoặc Sydney.

Các chuyên ngành đào tạo của trường: Tài chính, Tài chính và Kế toán, Tài chính và Marketing, Quản lý nguồn nhân lực, Marketing và Quảng cáo, Quan hệ công chúng…

Học viện Quản trị Du lịch Singapore - TMIS

Viện Quản trị Du lịch Singapore (TMIS) thành lập năm 1987. TMIS là học viện phi lợi nhuận cấp quốc gia, là cơ sở đào tạo của Hiệp hội Du lịch Lữ hành Singapore (NATAS). TMIS là một học viện được tài trợ 100% từ Hiệp hội Du lịch Lữ hành Singapore. Sứ mệnh của TMIS: nâng cao tính chuyên nghiệp, dịch vụ, hiệu quả của ngành du lịch lữ hành

Chương trình học: Tiếng Anh, Cao đẳng Du lịch, Cao đẳng Du lịch Lữ hành, Cử nhân Kinh doanh Quản trị Du lịch.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký làm bài thi học bổng của trường, vui lòng liên hệ: Công ty phát triển giáo dục quốc tế Việt Dương
Địa chỉ: 65 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0437 623 793 - Fax: 0437 623 794 - Hotline: 0904 861 166
Email: info@vietduongedu.com
Website: www.vietduongedu.com
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Con chau cac cu thi cha can phai hoc...

switch tplink | download IDM | qua tang cuoc song | muaban24 lua dao | qua tang tinh yeu | dien thoai di dong |

"Con cháu các cụ" thì chả cần phải học...

- Việc đào tạo lại sinh viên còn có một phần nguyên nhân từ cơ chế tuyển dụng, sử dụng người tài. Nhiều khi người giỏi không chắc đã được nắm giữ vị trí quan trọng nhất. Vì thế, sinh viên cũng ỷ lại, tinh thần tự học, tự nghiên cứu kém, dẫn đến tỷ lệ phải đào tạo lại cao.



"Một người làm quan cả họ được nhờ"


Là người nhiều năm trực tiếp giảng dạy và quản lý, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, sinh viên của ta đã quen lối học "đọc chép".

Đó là cái yếu nhất, và cũng là hệ quả từ bậc học phổ thông. Giáo trình nặng nề nhưng lại vụn vặn, đến chính giáo viên cũng không thể nào dạy cho hết. Vì thế đó vẫn cứ là câu chuyện phải đổi mới toàn diện căn bản nền giáo dục.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng. Ảnh Trần Hải

Sinh viên phải đào tạo lại một phần là do rất nhiều sinh viên không có phương pháp tự học, không quan tâm đến học hành. Cái này được lý giải bắt nguồn từ cơ chế xin - cho, cơ chế bổ nhiệm… Người có thực học chưa chắc đã có vị trí tốt trong xã hội.

Tâm lý "một người làm quan cả họ được nhờ", "con vua thì lại làm vua"… ăn sâu trong nếp nghĩ. Sinh viên là "con cháu các cụ" thì nghĩ chả cần phải học, kiểu gì ra trường chẳng có việc. Sinh viên "dân đen" thì nghĩ, có học thì mình cũng chẳng thể nào bằng những đứa có ô có dù được. Vì thế mà ngay trong từ ý thức của mỗi người, nhiều em đã không tự xác định cho mình con đường đúng đắn.

"Có hàng ngàn lý do như sinh viên thụ động, chương trình học nặng về hàn lâm mà yếu về thực hành… Nhà trường không có điều kiện, không chú trọng đào tạo kỹ năng. Nhưng quan trọng nhất là nhận thức nói chung của sinh viên. Việc tự học, tự nghiên cứu còn quá kém mới dẫn tới tình trạng này", PGS.TS Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Doanh nghiệp thích "mỳ ăn liền"

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, trong khi nhà trường chỉ đào tạo kiến thức cơ bản thì doanh nghiệp lại cứ đòi hỏi phải có "mì ăn liền", không mất công đào tạo lại mà vẫn có nhân lực làm việc tốt. Đó là một điều hết sức vô lý. Nhà trường chỉ đào tạo các kiến thức cơ bản, tạo nền tảng cho sinh viên tiếp thu các loại tri thức khác.

Trong khi đó thì thực tế thay đổi liên tục, nhà trường khó có thể cập nhật được. Vì thế doanh nghiệp phải đào tạo lại theo nhu cầu sử dụng lao động của mình. Doanh nghiệp không thể kêu ca để "ăn sẵn" được.

Cùng một công việc đó, một nghề đó, nhưng mỗi nơi, mỗi công ty lại có một tiêu chuẩn làm việc khác nhau. Đấy là chưa kể đến số sinh viên ra trường làm không đúng ngành nghề cũng không nhỏ. Quan trọng nếu sinh viên có nền tảng tốt thì việc đào tạo lại, tiếp thu, cập nhật những kiến thức mới đó cũng không quá khó khăn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện nay đa phần là doanh nghiệp ứng dụng. Không có doanh nghiệp nghiên cứu cơ bản. Thành ra để sinh viên ra trường làm được việc ngay, không cần phải đào tạo lại, thì chính các doanh nghiệp này cùng với nhà trường phải vào cuộc.

Nói về sự thay đổi của thực tế, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng nhà trường có đào tạo đến bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ đáp ứng được cái phần kiến thức cơ bản. Ở nhiều nước, các công ty họ trả lương để cho sinh viên về thực tập. Quá trình này diễn ra trong vài năm. Song song với học tại nhà trường thì các em vẫn làm việc. Vì thế khi ra trường là các em có thể làm việc ngay.

Để hạn chế tình trạng đào tạo lại, việc đào tạo theo nhu cầu, đào tạo theo địa chỉ… phải được đẩy mạnh. Điều này đã nói đến rất nhiều nhưng thực hiện thì chưa được là bao, nếu không nói là không có sự kết hợp bắt tay giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Bảo Khanh


Theo www.baomoi.com

Chi tieu DH Khoa hoc va cong nghe Ha Noi, DH Tai chinh - ngan hang Ha Noi

van hoa | buyvip | muaban24 lua dao | muaban24 lua dao | cong ty seo | vu quang hung |

TTO - Năm 2012, Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội sẽ tuyển sinh 300 tân SV cho 6 ngành đào tạo ĐH: công nghệ sinh học - dược học, khoa học vật liệu - công nghệ nano, nước - môi trường - hải dương học, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng bền vững, hàng không - không gian vũ trụ.

Những học sinh Việt Nam và nước ngoài đã tốt nghiệp THPT trước năm 2012 hoặc sẽ tốt nghiệp THPT năm 2012, có kết quả học tập từ khá trở lên, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đều có thể đăng ký dự tuyển.

Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH) là trường ĐH công lập quốc tế được thành lập theo hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam. Hệ thống đào tạo và cấp bằng của trường USTH theo quy trình đào tạo được áp dụng rộng rãi tại các trường đại học hàng đầu châu Âu và trên thế giới.

Theo đó, thời gian giảng dạy của hệ cử nhân là ba năm, hệ thạc sĩ hai năm và hệ tiến sĩ là ba năm.

Trong năm 2012, trường tổ chức tuyển sinh theo ba đợt bằng hình thức xét tuyển gồm hai bước: sơ tuyển hồ sơ và phỏng vấn bằng tiếng Anh

* Đợt 1: hạn nộp hồ sơ là ngày 31-3-2012 (phỏng vấn vào tháng 4-2012)

* Đợt 2: hạn nộp hồ sơ là ngày 23-7-2012 (phỏng vấn vào tháng 8-2012)

* Đợt 3: hạn nộp hồ sơ là ngày 31-8-2012 (phỏng vấn vào tháng 9-2012)

Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

• Đơn đăng ký dự tuyển của Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội (theo mẫu tải về tại website của nhà trường http://usth.edu.vn/vi/admission/ )

• Bản sao công chứng học bạ THPT các năm lớp 10, 11, 12 (thí sinh dự tuyển đợt 1 chưa có kết quả học kỳ 2 năm lớp 12 chỉ cần nộp kết quả học kỳ 1)

• Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh dự thi đợt 2 và 3)

• Kết quả thi đại học năm 2012 (chỉ áp dụng đối với các thí sinh dự tuyển đợt 3)

• Các chứng chỉ ngoại ngữ và thành tích đạt được (nếu có)

Các thí sinh gửi đơn đăng ký dự tuyển tới email admission@usth.edu.vn và bộ hồ sơ đầy đủ đến văn phòng Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội theo địa chỉ: Nhà 2H, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Sau khi sơ tuyển hồ sơ, nhà trường sẽ tổ chức các hội đồng phỏng vấn trực tiếp các thí sinh bằng tiếng Anh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Đối với thí sinh sơ tuyển đợt 1, sau khi có kết quả THPT, các thí sinh đã vượt qua vòng phỏng vấn cần nộp bổ sung để được xét trúng tuyển.

Chỉ tiêu và các ngành đào tạo của trường năm 2012:

Mã trường

Chỉ tiêu

Các ngành đào tạo đại học:

KCN

300

- Công nghệ sinh học - dược học

50

- Khoa học vật liệu - công nghệ nano

50

- Nước - môi trường - hải dương học

50

- Công nghệ thông tin và truyền thông

50

- Năng lượng bền vững

50

- Hàng không - Không gian vũ trụ

50

Thí sinh có thể tìm hiểu thông tin trực tiếp của trường theo số điện thoại hoặc tham khảo trên website http://usth.edu.vn.

Còn tại ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, năm 2012 dự kiến tuyển mới 1.000 SV, trong đó 750 SV ĐH và 250 SV CĐ.

Chỉ tiêu, mã ngành đào tạo các chương trình ĐH của trường năm 2012:

Tên ngành

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu
2012

Tài chính - Ngân hàng

D340201

A, A 1 , D 1

300

Kế toán

D340301

A, A 1 , D 1

350

Kiểm toán

D340302

A, A 1 , D 1

50

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A 1 , D 1

50

Chỉ tiêu cụ thể các ngành đào tạo CĐ của trường:

Tên ngành

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu
2012

Tài chính - Ngân hàng

C340201

A, A 1 , D 1

65

Kế toán

C340301

A, A 1 , D 1

185

Trường tuyển sinh trong cả nước.

Trường tuyển sinh theo cả hai hình thức: thi tuyển và xét tuyển. Cụ thể như sau:

+ Hệ đại học: thi tuyển và xét tuyển. Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD & ĐT; điểm xét tuyển chung.

+ Hệ cao đẳng: xét tuyển: trường không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi đại học và cao đẳng năm 2012 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển.

Mã tuyển sinh: FBU.

Thí sinh muốn biết thêm thông tin tuyển sinh của trường xem chi tiết trên website http://fbu.edu.vn.


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nghỉ trưa dài, học sinh vào… nhà nghỉ

cưới hỏi trọn gói Thái Luân| làng Cầm | Đặng Hà Vân

Nhà nghỉ, công viên, tiệm game bỗng thành địa điểm nghỉ trưa của nhiều học sinh THPT, sau khi thành phố Hà Nội đổi lại giờ học. Các em nghỉ trưa từ khoảng 11h30 và bắt đầu vào học buổi chiều lúc 14h30.
Có 3 tiếng nghỉ trưa, một số học sinh Hà Nội lại nghỉ theo lối... khó ngờ. (Ảnh: Trường Phong)
 
Vào nhà nghỉ, công viên
 
Hơn 11h trưa, trường THPT T.H.Đ (Thanh Xuân, Hà Nội) kết thúc buổi học. Không về nhà như các bạn cùng lớp, hai học sinh (một nam, một nữ) mặc đồng phục, tay trong tay, vai đeo cặp, đi dạo quanh vài con phố gần trường trước ánh mắt dò xét, tò mò của nhiều người, trong đó có không ít bạn cùng trang lứa.
 
Đến chỗ khuất, thấy vắng người qua lại, chàng kéo nàng vào lòng, trao vội nụ hôn… Vòng qua vòng lại các con phố vài lần, chàng dẫn nàng đến trước cửa một nhà nghỉ. Chầm chậm, hai người cùng tiến vào, nhưng đến sát cửa, suy nghĩ thế nào, cô nàng lại kéo bạn trai trở ra.
 
Đã đôi lần cặp học sinh trường THPT T.H.Đ định rẽ vào nhà nghỉ, nhưng lại quay ra. (Ảnh: Trường Phong)
 
Tiếp tục dạo phố, cặp đôi vài lần “dòm ngó” nhà nghỉ, nhưng thấy có người lớn đi qua, họ lại dìu nhau dạo phố tiếp… Lúc sau, chàng dắt nàng vào quán cơm ăn trưa, sau đó lấy xe, chở người yêu đến một quán cà phê ngồi tâm sự. 14h, cặp đôi cùng trở về khu vực trường học.
 
11h, ngoài cổng một trường THPT trên đường Giải Phóng – Hà Nội lác đác vài bậc phụ huynh chờ đón con. Mọi sự chú ý đổ dồn vào một nam thanh niên đầu trần trên xe Wave alpha, đứng đợi từ lâu. Tan trường, rất nhanh, hai cô nàng tóc vàng, môi đỏ, mặc đồng phục nhảy lên kẹp ba với nam thanh niên nọ, phóng như bay về phía Ngọc Hồi (Thanh Trì). Họ rủ thêm hai “chiến hữu tuổi teen”, rồi cùng phóng ngược về phía bến xe Giáp Bát. Đầu trần, nhóm này lạng lách đánh võng, tạt đầu ô tô…
 
Vừa đến bến xe Giáp Bát, cả nhóm quay đầu, lại tiếp tục vừa phóng, vừa lạng lách về khu vực thôn Yên Ngưu (Tam Hiệp, Thanh Trì). Đi qua cổng trường, hai cô nàng còn vênh mặt nhìn chúng bạn với con mắt coi thường. Hai nữ sinh cùng nam thanh niên ghé vào một quán phở, ăn trưa, trước khi “hạ cánh” vào một ngôi nhà ba tầng trong xóm. Ngoài cửa, treo biển “Nhận cầm đồ”, nhưng không thấy hoạt động, cửa đóng im ỉm.
 
 
Gần 14h, hai nữ sinh đi ra, nam thanh niên lúc sáng lại chở hai cô về cổng trường, tất nhiên, cũng với tốc độ chóng mặt.
 
Ngồi tâm sự ở hồ Văn Quán đến sát giờ học, cô gái vội vàng lấy áo đồng phục, yêu cầu bạn trai chở về trường. (Ảnh: Trường Phong)
  
Tại một điểm khác lúc hơn 12 giờ, trời mưa phùn, gió rét. Đôi nam nữ ngồi ôm hôn nhau bên bờ hồ Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Chiếc xe đạp điện dựng bên cạnh, giỏ xe đựng cặp sách học trò, và áo đồng phục.
 
14h, sắp đến giờ học, nam thanh niên vội vàng nổ máy xe, cô gái lấy đồng phục ra, rồi phóng về trường THPT L.Q.Đ (Hà Đông – Hà Nội). Đến cổng trường, nàng nhảy xuống, khoác vội cái áo đồng phục lên người đi vào trường, chàng quay đầu xe, phóng thẳng, không quên dặn “Vào học đi nhé, tối anh đến đón”. 

Say game, quên cơm

Tan trường, trong khi các bạn về nhà ăn cơm cùng gia đình, nhiều học sinh trường THPT T.H.Đ (cả nam và nữ) vòng qua vài ngõ ngách rồi tạt ngay vào quán Internet gần trường. Càng lúc, học sinh càng kéo vào đông. Không còn máy, nhiều học sinh sẵn sàng đứng chờ, ngồi xem bạn chơi chờ đến lượt. Chat, Audition, Half life, Đế chế, Đột kích, Play station… đủ trò. Chửi bậy, cãi nhau…đủ kiểu.

Nhiều học sinh bỏ cả cơm trưa, lao vào chơi game chờ buổi học chiều. (Ảnh: Trường Phong)
 
Một số nam sinh chậm chân, vì sau khi ăn trưa mới tìm đến quán. Không còn máy, cả nhóm lại lích kích đạp xe ngược lại, vòng qua vài con phố, đến quán net khác, không quên để lại một câu lầm bầm, than đen đủi.
 
13h30, thấy bụng đã réo, một nam sinh trong quán cất giọng hỏi: Có gì ăn được không, mày? Cậu bạn bên cạnh lôi ra hai hộp sữa, bảo: Uống tạm, tí nữa ra ăn sau! Uống xong hai hộp sữa, hai cậu học trò lại dán mắt vào màn hình chơi trò Đế chế.
 
14h20, hàng loạt học sinh chạy khỏi quán net, sà vào quán bún riêu ngoài cổng trường. Ăn vội được nửa bát, thấy bạn gọi điện, cả nhóm chạy vội vào trường. Giờ học buổi chiều bắt đầu.
 
Phụ huynh và thầy cô cùng lo
 
Trao đổi về vấn đề này, thầy Đỗ Đức Hòa – Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung (Đống Đa) cho biết, từ ngày đổi giờ học, bản thân các thầy cô cũng rất lo.
 
Bình thường, giờ nghỉ buổi trưa chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Em nào nhà gần thì về ăn cơm cùng gia đình, nhà xa thì ăn cơm quán rồi quay trở lại trường học, nghỉ một chút là vừa đủ thời gian. Nhưng theo lịch học mới, khoảng cách giữa hai buổi học sáng và chiều quá lớn. “Chúng tôi rất lo việc một bộ phận học sinh sa ngã vào tệ nạn, đua đòi với bạn bè, nghiện điện tử… – Thầy Hòa nói.
 
Cũng theo thầy Hòa, một số học sinh lợi dụng việc đổi giờ học, nói dối bố mẹ ở trường chờ học buổi chiều rồi đi chơi cùng bạn trai, sa vào yêu đương, bỏ bê học tập…

Việc học sinh có sa ngã hay không vào các trò chơi, yêu đương phần lớn phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em, chứ không phải do giờ giấc”. - Thầy Trần Anh Tuấn. 

 
Thầy Trần Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho rằng, thời gian nghỉ giữa hai buổi quá dài phần nào tạo điều kiện để một bộ phận học sinh vốn ham chơi có thêm thời gian chơi bời, lêu lổng. Tuy nhiên, thầy Tuấn cho rằng, việc học sinh có sa ngã vào các trò chơi, yêu đương hay không phần lớn phải phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em.
 
Thầy Tuấn cho biết thêm, hiện rất băn khoăn trước thông tin nhiều nữ sinh của trường bị thanh niên trong làng trêu chọc, do tan học về muộn, đi qua khu vực đường làng không có đèn.
 
“Ở khu vực ngoại thành, đường sá đi lại khó khăn, nhiều em nhà xa tới 7, 8 km, mà tan học từ 19h thì muộn quá, đi đường không đảm bảo an toàn cho các em. Bây giờ điều chỉnh xuống 18h cũng vẫn muộn. Chúng tôi đang kiến nghị cho những trường như THPT Ngọc Hồi được linh động hơn về mặt giờ giấc” - thầy Tuấn nói.
 

Trao đổi với phóng viên, nhiều bậc phụ huynh vẫn rất lo ngại. Tan trường lúc trời đã tối, lại phải đạp xe, vượt đường dài về nhà. Chị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) có con gái học trường THPT Quang Trung (Hà Nội) cho biết, đợt này con gái chị nhiều hôm phải học hai buổi sáng, chiều. Chị rất sợ con gái nói dối bố mẹ để đi chơi, tụ tập, bỏ bê học hành. Bởi vậy, dù bận, trưa nào chị cũng đi đón con về cho yên tâm. 

 
Theo Trường Phong