Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Doi mat An rang rỡ cung thien nhien

(GDVN) - Hot Girl Trần Diệu Linh trường ĐH Nguyễn Trãi sẵn sàng làm khuynh đảo bao trái tim của người đối diện. Cô nàng sở hữu một nét quyến rũ không thể cưỡng.

Miss Trần Diệu Linh ĐH Nguyễn Trãi dịu dàng đến lạ thường

Đôi mắt lai Ấn Độ đẹp hút hồn

Diệu Linh sẵn sàng làm khuynh đảo trái tim của bao anh chàng


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Teen girl khoe Nha khong co xe BMW nhung cuc nhieu sach co

Cô bạn này nói rằng đó là "quà tặng tuổi trưởng thành" mà bố mẹ dành cho mình.
Gần đây, một topic có tên " Nhà tôi không có xe BMW, nhưng sách cổ thì nhiều vô kể " đăng trên các diễn đàn dành cho giới trẻ tại Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Tác giả của topic này là Vi Tử, một nữ sinh cấp 3 đang chuẩn bị thi đại học. Teen girl này cho biết hơn 3000 cuốn sách cổ này là quà tặng của bố mẹ khi cô bạn ấy bước sang tuổi 18 tuổi.

Teen girl khoe
"Kho báu" của Vi Tử.

Vi Tử - chủ nhân của những cuốn sách thì trông có vẻ xinh xắn và ăn mặc khá sành điệu. " Đừng có coi thường mình là học sinh nhé, mình đã đọc mười mấy cuốn trong số sách cổ này rồi đấy! " Vi Tử chi biết, bố bạn ấy là giáo sư đại học, mẹ bạn ấy làm biên tập viên của một tờ tạp chí. Bạn ấy đang học lớp 12 ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, từng xếp hạng 23 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.

Trong những bức ảnh được Vi Tử đăng lên mạng, các cuốn sách cổ này đều nằm trong thời kỳ Dân quốc cho đến cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc (khoảng thời gian 1920 – 1960). Những cuốn sách này đều được bố mẹ Vi Tử mua trong Hội chợ sách cũ do thư viện tổ chức vào khoảng thời gian cách đây 30 năm, và tổng số tiền họ đã chi ra để mua sách tương đương với nửa năm lương của một công chức bình thường ở thời điểm đó. Cách đây không lâu, Vi Tử đón sinh nhật 18 tuổi của mình, và bố mẹ bạn ấy đã quyết định nhường lại "quyền sở hữu" những cuốn sách cổ ấy cho Vi Tử. Điều này khiến bạn ấy rất vui mừng, cứ rảnh rỗi là bạn ấy lại đi… rửa tay bằng xà phòng rồi giở sách ra đọc, vì sợ tay bẩn sẽ làm hỏng những quyển sách đã cũ này. Khi chụp ảnh những cuốn sách và post lên mạng, Vi Tử nghĩ rằng "mọi người xem xong sẽ có cảm giác trở về cội nguồn, cảm giác thật tự hào… ".

Teen girl khoe
Vi Tử mong muốn các teen hãy chăm chỉ đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh.

Sở dĩ Vi Tử lên mạng "khoe sách", là vì muốn kêu gọi các teen cùng tuổi hãy "thích đọc và đọc nhiều sách". Hiện nay có nhiều teen chỉ thích đọc sách về đề tài tình yêu, thậm chí không ít bạn trẻ còn thích xem mấy loại truyện tranh "biến thái", Vi Tử cảm thấy như vậy rất không lành mạnh. Sau khi đã đọc mười mấy quyển trong số hơn 3000 cuốn sách đó, Vi Tử rất " thấu hiểu cho những tác phẩm nổi tiếng bị lãng quên và mong muốn thúc đẩy phong trào đọc sách thông qua mạng internet ".

Trước việc làm của Vi Tử, cư dân mạng đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Một bạn cho rằng: " Hiện nay, số lượng gia đình có BMW nhiều hơn số lượng gia đình có sách cổ rất nhiều, đây là điều đáng buồn đối với một dân tộc. Việc bạn này lên mạng giới thiệu về những cuốn sách cổ chứng tỏ chúng ta vẫn còn có thể hi vọng vào thế hệ trẻ ."

Trái lại, có bạn thì cho rằng teen girl này: " Chỉ khoe khoang thôi, sách với xe BMW thì liên quan gì đến nhau ." Hay có người phán rằng: " Đống sách cổ kia của bạn cũng đáng tiền lắm đấy nhé! "
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Cam phuc no luc cua doi ban mo coi cung vao dai hoc

Cùng chung tuổi thơ bất hạnh, cùng lớn lên trong mái ấm của làng trẻ SOS, hai bạn Lê Thị Hằng và Nguyễn Thị Hà giờ đây là những sinh viên đại học năm thứ 2.
Tuổi thơ bất hạnh

Lê Thị Hằng (sinh năm 1992) trên mảnh đất Thọ Xuân (Thanh Hoá), trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ quanh năm lam lũ mưu sinh vẫn không đủ nuôi ba đứa con. Miếng cơm manh áo oằn nặng lên đôi vai của người cha, sự tảo tần của người mẹ. Bất lực vì cuộc sống khốn khó đã khiến gia đình Hằng trở nên thiếu hạnh phúc. Một ngày tai hoạ ập đến khi bố mẹ bạn mâu thuẫn nhau, bố bạn quá tay đánh đập vợ, khiến mẹ Hằng ra đi mãi mãi còn bố phải đi tù. Năm ấy Hằng chỉ mới học lớp 3.
Sau đó, ba chị em Hằng về sống với bà nội, người bà đã ngoài 80 tuổi, già yếu. Còn quá nhỏ để cảm nhận hết được nỗi đau của mình, nhưng có lẽ bạn phần nào hiểu được rồi đây cuộc đời của ba chị em phải bước sang một ngã rẽ khác, ngã rẽ ấy thiếu cha, vắng mẹ.

Cảm phục nỗ lực của đôi bạn mồ côi cùng vào đại học
Lê Thị Hằng hiện là SV năm 2, Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá).

Cũng có tuổi thơ không êm đềm như Hằng, Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1992), quê ở xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ngay từ lúc lọt lòng, Hà chỉ biết có mẹ, người đàn ông chưa từng một lần được Hằng gọi là bố đã bỏ mẹ con bạn khi Hằng còn chưa chào đời. Tưởng chừng nỗi bất hạnh chỉ dừng lại ở đó, cuộc sống của hai mẹ con cứ thế êm đềm trôi đi, nhưng ông trời đã cướp mất mẹ của bạn trong một cơn bạo bệnh khi em mới học lớp 4. N hững tháng ngày sau đó, Hà về sống với bà ngoại, bà ngoại cũng nghèo khó, già yếu đã hơn 70 tuổi. Bà cháu rau cháo nuôi nhau cho đến ngày bạn trở về với mái ấm của làng trẻ SOS Thanh Hoá.

Nghị lực vượt lên nỗi đau

Tuổi già, sức yếu, hoàn cảnh cũng khó khăn, bà nội của Hằng và bà ngoại của Hà đã không đủ sức nuôi các cháu, một thời gian sau bà của hai bạn đành gửi các bạn đến trung tâm bảo trợ xã hội số 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá). Ở trung tâm, Hằng và Hà trở thành đôi bạn thân. Như thấu hiểu được nỗi bất hạnh của nhau, đôi bạn mồ côi ấy đã cùng nhau động viên, phấn đấu trong học tập. Suốt quãng thời gian đi học tiểu học, THCS ở xã Quảng Thọ, cả hai em luôn là những học sinh ngoan, chăm học.

Lên lớp 9, đôi bạn mồ côi được làng trẻ SOS Thanh Hoá nhận về nuôi. Hằng sống với mẹ Nguyễn Thị Bảo, còn Hà sống với mẹ Đoàn Thị Hạnh. Các bạn đều được hai mẹ chăm sóc, thương yêu như những đứa con ruột thịt của mình. Chính tình thương của các mẹ đã ươm mầm những ước mơ, những khát vọng vượt lên số phận của các bạn. Cô Nguyễn Thị Bảo, mẹ của ngôi nhà số 14, nơi Hằng sống cho biết: " Hằng và Hà là hai chị cả của làng, hai em rất ngoan, luôn cố gắng học tập, chăm sóc các em nhỏ tuổi hơn. Hai em xứng đáng là tấm gương để các em ở đây noi theo ".

Lên cấp III, Hằng và Hà đều đậu vào Trường THPT Hàm Rồng. Cất giấu nỗi đau từ trong quá khứ, hai bạn càng nỗ lực hơn trong học tập và ba năm liền cả hai đạt học sinh tiên tiến, riêng Hà đã đạt Giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố.

Cảm phục nỗ lực của đôi bạn mồ côi cùng vào đại học
Nguyễn Thị Hà (áo xanh) bên cô bạn thân học cùng lớp ĐH.

Hà tâm sự: " Mình luôn cố gắng học thật tốt để nơi suối vàng kia, mẹ được yên lòng, để bà ngoại được vui, cũng như đó là sự báo đáp công nuôi dưỡng của các mẹ ở Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 và ở ngôi nhà SOS của chúng mình ". Khi chia sẻ với chúng tôi cả hai em, Hằng và Hà đều xúc động nhắc đến các mẹ ở làng SOS: " Các mẹ chính là nguồn động viên lớn nhất đối với chúng mình, chỉ mong sớm thành đạt để báo đáp đến công lao các mẹ đã nuôi dạy chúng mình cho đến ngày hôm nay ".

Giờ đây, hai cô bạn mồ côi lớn lên từ tình thương của các mẹ đã trở thành những sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Hồng Đức. Hằng đang theo học lớp Kế toán còn Hà học lớp Giáo dục tiểu học. Hai bạn chính là những trường hợp đầu tiên của làng SOS Thanh Hoá thi đỗ ĐH. Chặng đường tương lai phía trước của các bạn còn dài và không ít những khó khăn, vất vả, nhưng tin rằng với những nỗ lực và cố gắng của mình, các bạn sẽ có một tương lai tươi sáng.

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Co giao ve huu bang rung, vuot deo den voi hoc tro

(Dân trí) -Nghỉ hưu từ 5 năm trước, nhưng với cô Nguyễn Thị Quảng, nghiệp nghề giáo vẫn trăn trở khi nghĩ về những đứa trẻ làng Vân thiệt thòi ở nơi xa xôi cách trở. Vậy là cô Quảng tình nguyện lặn lội đường đèo về làng Vân dạy tiếng Anh không công cho các em.
Cô giáo về hưu băng rừng, vượt đèo đến với học trò
Nghỉ hưu gần 5 năm nay, cô Quảng vẫn tận tuỵ với nghề giáo, tình nguyện dạy tiếng Anh không công cho học trò làng Vân.

Vượt đèo đến với học trò

Ngày trước giảng dạy ở Trường tiểu học Hải Vân (Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), ở cương vị Chủ tịch Công đoàn trường, cô Nguyễn Thị Quảng vẫn thường có những chuyến công tác ra cơ sở 2 của trường tại làng Vân (thôn Hoà Vân, P. Hoà Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu). Mỗi chuyến đi về, cô lại thương cho những học trò nhỏ nơi đây chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa ở thành phố do cách trở địa lý.

Hồi ấy, trong khi học sinh ở phố chuyển cấp lên THCS đã quen với môn tiếng Anh từ tiểu học thì những học trò đến từ làng Vân vẫn lạ lẫm với môn học này. Vậy là nghỉ hưu, thay vì ngơi nghỉ sau quãng đời dài miệt mài với bảng đen, phấn trắng, cô Quảng tình nguyện ra làng Vân dạy tiếng Anh không công cho học trò.

Điều ấy đồng nghĩa với gần 5 năm nay, bất kể mùa nắng mùa mưa, mỗi tuần hai lần, đôi chân cô giáo đã tuổi hưu băng bộ vượt đèo 14km đi về làng Vân mang con chữ đến với học trò. Đoạn đường ấy hiểm nguy khôn lường. Một lượt đi 7 km, có quãng chừng 1km đường hầm tàu hoả tối mịt. Ánh sáng duy nhất toả ra từ ánh đèn pin trên tay cô giáo. Đo khoảng cách giữa những vách ngăn tránh tàu trong hầm bằng bước chân, 15 phút băng hầm, cô phải tập trung đếm bước, để khi bất thình lình có đoàn tàu chạy qua, cô phải biết chạy về hướng nào để tới tới vách trú nhanh nhất. Chuyện gặp rắn rít trên đường băng rừng từ trên đèo xuống làng Vân là chuyện thường.

Có lần vừa mới trước Tết đây thôi, ngay "điểm đen", điểm nguy hiểm nhất bởi khúc cua ngoặt chỗ tàu bắt đầu quẹo vào cửa hầm phía Bắc, khuất tầm nhìn cờ hiệu của nhân viên đường sắt, cô gặp nạn. Cô kể: Đi cùng cô lúc ấy có mấy anh bên truyền hình Công an nhân dân theo ra làng Vân. Đến gần "điểm đen" theo kinh nghiệm, cô bảo các anh lùi lại cho cô đi trước dò đường. Chợt nghe âm thanh chưa định hình là tiếng gió mạnh do có tàu chạy qua ở đằng xa hay tiếng sóng biển dưới chân đèo, thì bất ngờ đoàn tàu lao tới. Cô quay người nhắc người đồng hành chạy lui vào vách trú ngay. Phần cô lúc này chạy thẳng ra cửa hầm hay chạy về hướng vách trú đều không kịp. Cô gấp gáp quay người nằm sát mép đường ray, nhắm mắt nhín thở chờ cho tiếng ầm ầm của đoàn tàu chuyển bánh đi qua, mới hay mình còn sống.

Trở người dậy, tay trái tê rần. Cô bị gãy tay. Vết thương bó bột gần 2 tháng vừa lành, cô lại vượt đèo, băng rừng ra làng Vân. Bạn bè ái ngại khuyên cô nghỉ nhưng thương học trò vùng sâu, vùng xa thiệt thòi mà cô vẫn không nghỉ.

Ngày 8/3, hạnh phúc với hoa rừng

Đó là món quà dễ thương của học trò làng Vân bày tỏ tình cảm, sự tri ân đến cô Quảng và những cô giáo nơi đây trong những dịp đặc biệt như ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Những ngày ấy, học trò vào rừng hái hoa tặng cô, chỉ từng ấy nhưng cũng đủ cô Quảng và những đồng nghiệp nữ không quản nhọc nhằn đường xa mang con chữa đến với các em đong đầy hạnh phúc. Giọng cô trìu mến kể về học trò: "Bọn trẻ hiền lành, chân chất và chăm chỉ. Mỗi lần có đoàn từ thiện người nước ngoài ra thăm làng. Các em đã khiến những người nước ngoài bất ngờ vì có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với những câu chào hỏi thông thường."

Cô giáo về hưu băng rừng, vượt đèo đến với học trò
Cô Quảng với học trò làng Vân.

Nhiều em từ làng Vân ra phố học THCS, không còn bỡ ngỡ với môn học ngoại ngữ nữa. Lại có em khoe học tốt và đạt giải thưởng học sinh giỏi môn ngoại ngữ. Nhà giáo như cô Quảng chỉ mong chừng đó mà quên hết những hiểm nguy, nhọc nhằn khi lặn lội đường xa. Chỉ còn lại trong lòng cô giáo niềm tin và niềm vui trên đường đến trường trong lời bài hát cô viết tặng các em: "Một ngày mới bước chân trên đèo cao. Một ngày mới vui với lời chào. Tiếng suối reo cùng với tiếng chim ca. Chào ngày mới bình minh bên chân đèo. Long lanh long lanh hạt sương mai. Nhấp nhô nhấp nhô tiếng sóng xô. Ầm ầm ầm ầm tiếng tàu qua. Ầm ầm ầm ầm tiếng tàu xa…".

Chừng 2 - 3 tháng nữa thôi, làng Vân được di dời về gần với phố thị, học trò làng Vân có cơ hội học hành tốt hơn. Mừng cho học trò, cô Quảng vui như ánh mắt lấp lánh của các em khi nhìn thành phố phía bên kia biển, bên kia đèo rực rỡ ánh đèn. Và cô nguyện trong lòng: "Nếu có nơi nào xa xôi, cách trở như làng Vân, có học trò cần đến, cô sẵn lòng tiếp tục công việc tình nguyện như đã từng gần 5 năm nay với học trò làng Vân khi còn có thể".

Bắt đầu dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò làng Vân từ năm học 2007 - 2008 tới nay, cô Nguyễn Thị Quảng đã từng được phong danh hiệu chiến sĩ thi đua đọc tham luận tại Đại hội thi đua yêu nước TP Đà Nẵng năm 2010; là đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc tổng kết 4 năm cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Hà Nội; nhận Bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng nhiều năm liền; Kỷ niệm chương của Ban tuyên giáo Trung Ương, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hiền
Theo tintuc.xalo.vn

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Noi hoc vien dat niem tin

QĐND - Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam – Xin-ga-po (Quốc lộ 13, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) được thành lập từ năm 1997 theo Dự án hợp tác đào tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Xin-ga-po. Đến nay, nhà trường đang tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp và xã hội. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tất cả học viên học tại đây đều được trang bị những kiến thức về lý thuyết, kỹ năng thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Không những thế, nhà trường còn đặc biệt coi trọng tới việc tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. Tổ chức cho học viên tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Với quy mô cơ sở vật chất khá lớn và đội ngũ giáo viên hùng hậu nhiều kinh nghiệm được đào tạo trong và ngoài nước, trường được đánh giá là một trong những trường dạy nghề có uy tín của Việt Nam hiện nay. Trong quá trình học tập, học viên luôn được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho học tập, nghiên cứu và vui chơi giải trí lành mạnh. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội, thường xuyên giữ liên lạc thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học viên. Nhờ vậy, chất lượng đào tạo nghề tại nơi này được các doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao. Nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của học viên và người lao động trên địa bàn./.

Thanh Huyền


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Xuan ve som voi lop hoc tinh thuong cua co giao Thin

Đón cái Tết 2012, hơn 20 em học trò nghèo và cô giáo Lê Lương Thìn ở khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh tràn ngập niềm vui. Bởi căn phòng nhỏ nằm trong ngôi nhà đã cũ kỹ của cô giáo Thìn dành làm lớp học tình thương để dạy cho các em nhỏ con nhà nghèo đã duy trì hơn 60 năm, được tập thể thầy cô giáo và học sinh Trường Nhật ngữ Đông Du (TP.HCM) hỗ trợ hơn 25 triệu đồng để tu sửa lại và trang bị 10 bộ bàn ghế mới. Cô giáo Thìn là người vui mừng nhất, vì đây là niềm mong ước đã hơn 20 năm nhưng cô vẫn chưa thực hiện được.
-


Tính đến nay, lớp học tình thương tại ngôi nhà của cô Thìn đã tròn 62 năm. Cô giáo Thìn cũng đã 75 tuổi. Tuy sức đã yếu, lưng đã còng nhưng cô vẫn ngày ngày 2 buổi lên lớp để dạy cho các em con nhà nghèo không có đủ điều kiện để đến trường công lập. Cô tâm sự: "Lớp học là tâm huyết mà cả đời mẹ tôi đã khổ công gây dựng. Vì vậy, dù có khó khăn đến mấy, tôi cũng phải duy trì cho đến khi nào không thể đứng được trên bục giảng mới thôi…".

Theo lời cô Thìn kể, mẹ cô là cô giáo Nguyễn Thị Nương có chồng tham gia cách mạng từ năm 1945. Năm 1950, thấy con em nhiều gia đình đồng đội của chồng gặp rất nhiều khó khăn, không được đến lớp như bao trẻ nhỏ khác bà đã đứng ra tổ chức lớp học tại nhà mình để dạy chữ cho con em cán bộ. Cũng từ đó, lớp học của nhà cô giáo Nương luôn được duy trì hết năm này sang năm khác, hết lớp con em cán bộ này tiếp nối đến lớp con em khác. Đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, khi những con em cán bộ đã có điều kiện đến trường, bà chuyển sang thu nhận các con em gia đình nghèo. Gần trọn 40 năm làm cô giáo dạy không công, bà không còn đủ sức để đứng trên bục giảng nên mới giao lớp học lại cho người con gái thứ sáu Lê Lương Thìn, khi đó là giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Hòa B (nay là Trường tiều học thị trấn Cầu Ngang). Làm theo lời mẹ dặn, lại sống độc thân, nên cô giáo Thìn đã dành hết tình thương yêu của mình cho tất cả học trò nghèo. Để học trò của mình khi có điều kiện đến trường công lập học tập không bị thiệt thòi bởi học ở lớp học tình thương, cô đã xin ngành giáo dục tỉnh và chính quyền địa phương chấp nhận lớp học tại gia đình mình được xem là điểm trường dân lập, dù rằng cô chẳng thu một đồng tiền học phí nào. Mỗi năm cô nhận dạy 1 đến 2 lớp, khoảng 22 em/lớp. Không chỉ thế, rất nhiều năm qua, ngôi nhà nhỏ của cô còn là "ký túc xá" miễn phí che chở nắng mưa cho các con em nhà nghèo ở vùng sâu, vùng xa lên huyện để học trung học phổ thông. Các em đến ở còn được cô bảo trợ chén cơm, con cá… từ khoản thu nhập khiêm tốn là tiền lương hưu và tiền chính sách đối với người có công với cách mạng. Nhờ vậy, mà đã có hàng chục em con nhà nghèo vượt qua được khó khăn, học giỏi lên đại học và nay đã thành đạt. Nhưng cũng chính vì thế mà ngôi nhà nhỏ của cô Thìn đã trải qua mấy mươi năm mái dột, tường đóng đầy rêu phong, cô vẫn không có đủ khả năng để sửa chữa lại.

Hôm phòng học được sửa chữa mới hoàn thành, nhiều phụ huynh và lãnh đạo địa phương đến chúc mừng, cô Thìn vui đến rơi nước mắt. Cô xúc động nói: "Phòng học mới thật sự là món quà Tết to lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Bởi, từ lâu lắm rồi tôi luôn mong muốn xây dựng lại phòng học cho khang trang để các cháu có được một nơi học hành tươm tất. Điều quan trọng hơn hết là có nơi trang hoàng để tôi trưng bày những hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ kính yêu để dạy cho các cháu về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Từ đó, các cháu sớm hình thành một nhân cách tốt, biết yêu quê hương, yêu đồng bào, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cầu Ngang cho biết, để bày tỏ tấm lòng kính yêu Bác Hồ, từ năm 1975 nay, cô Thìn đã sưu tầm và lưu giữ hơn 3.000 bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cô là nữ đảng viên duy nhất trong huyện được bầu chọn tham dự lễ tổng kết "Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tại Hà Nội và được nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng tặng bằng khen cho cô Thìn về "Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước" giai đoạn 2005 – 2010".

Phúc Sơn

Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Tang gio lam, tang luot tuyen xe buyt

Cảnh sát giao thông sẽ tăng giờ làm việc vào giờ cao điểm. Đồng thời sẽ tăng cường tuyến, xe buýt để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân khi thực hiện đổi giờ học, giờ làm từ 1/2.

Đổi giờ: Sát nút vẫn không được báo?

Bắt đầu từ 1/2, Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành. Qua đó nhóm học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS bắt đầu học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Học sinh, sinh viên sẽ vào học từ 7 giờ sáng, kết thúc buổi chiều lúc 19h (sáng vào học sớm hơn 30 phút, chiều nghỉ muộn hơn 30 phút so với trước đây). Khối cơ quan Trung ương và Hà Nội không có gì thay đổi, bắt đầu làm việc từ 8h sáng, nghỉ lúc 17h chiều.

Để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân khi triển khai đổi giờ học, giờ làm, Sở Giao thông Vận tải cũng triển khai một số phương án mới cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Hà Nội thay đổi giờ học, giờ làm từ 1/2 với mong muốn giảm ùn tắc giao thông. Ảnh LD

Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, trước đây giờ cao điểm bắt đầu từ 6h30 – 8h30 sáng và 4h30 – 17h30 chiều. Khi thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm từ 1/2, giờ cao điểm sẽ tăng lên, buổi sáng kéo dài từ 6h đến 9h, buổi chiều từ 16h đến 20h.

Như vậy giờ cao điểm sẽ được dãn cách thêm 60 phút cho mỗi đợt cao điểm trong buổi sáng và buổi chiều. Mặt khác với khung giờ cao điểm như trên sẽ giảm thời gian giãn cách giữa các lượt xe buýt từ 10 phút xuống 7 phút, từ 15 phút xuống 10 phút/lượt.

Để đảm bảo tốt việc đi lại cho người dân, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn cho biết, sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông tăng cường giờ làm việc trong giờ cao điểm cả sáng và chiều. Việc thí điểm này sẽ thực hiện trên 10 quận nội thành và hai huyện Từ Liên và Thanh Trì.

Bên cạnh việc tăng cường lực lượng, thời gian làm việc, từ 1/2 Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn thực hiện điều chỉnh các tuyến xe buýt có đối tượng sinh viên, học sinh đi nhiều. Mặt khác sẽ bố trí thêm nhiều tuyến buýt mới và sẽ tăng lượt để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân cũng như học sinh, sinh viên khi thực hiện thay đổi giờ làm, giờ học.

Cụ thể các tuyến buýt nhanh sẽ được bổ sung khi thay đổi giờ học, giờ làm gồm 6 tuyến: 01; 19; 20; 22; 34; 38. Các tuyến buýt nhanh này sẽ tăng thêm tổng cộng 37 lượt/ngày. Các tuyến buýt nhanh có thể phục vụ từ 10 – 20 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề trên địa bàn thủ đô.

Việc bố trí lực lượng tăng chuyến xe buýt và tầng suất hoạt động theo giờ cao điểm đã hoàn tất. Kế hoạch tăng chuyến xe buýt phục vụ người nhân sẽ được thí điểm trong một hai ngày, nếu có bật cập chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp", ông Tân nói.

Trước đó, đối với việc tăng cường phương tiện, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định, sẽ đảm bảo năng lực phục vụ cho cán bộ công chức, viên chức cả Trung ương và Hà Nội cũng như nhóm học sinh, sinh viên khi thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm.

Nguyễn Dũng


Theo www.baomoi.com

Nghe An Hon 30 truong hoc thu sai quy dinh

(Dân trí) - Qua kiểm tra, các đoàn thanh tra của Sở GD-ĐT Nghệ An đã phát hiện có 31 trường, trong đó có 8 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 9 trường THCS, 5 trường THPT thu sai quy định.

Nhiều trường học ở Nghệ An thu sai quy định và Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu phải hoàn cảnh các khoản thu sai trả lại cho học sinh và tổ chức kiểm điểm nghiêm túc những người liên quan.
Sở GD-ĐT Nghệ An đã thành lập 5 đoàn thanh tra, tổ chức thanh tra công tác thu chi đầu năm học 2011-2012 tại 113 cơ sở giáo dục thuộc 15 huyện, thị xã và Thành phố Vinh. Việc này nhằm tăng cường vai trò quản lý và giám sát thu chi tại các cơ sở GD-ĐT; chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý thu chi trong các cơ sở giáo dục ngay từ đầu năm học 2011-2012, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.

Qua kiểm tra, các đoàn thanh tra đã phát hiện có 31 trường vi phạm các lỗi: Thu vượt mức quy định, tự đặt ra các khoản thu ngoài quy định, đặt mức để thu hoặc thu theo kiểu cào bằng trong việc vận động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu các đơn vị có vi phạm phải tổ chức hoàn trả các khoản thu không đúng quy định cho học sinh, phụ huynh; tổ chức kiểm điểm, phê bình đối với hiệu trưởng các trường có vi phạm. Đặc biệt, giám đốc Sở yêu cầu tổ chức kiểm điểm nghiêm túc và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phù hợp đối với những đơn vị có sai phạm lớn.
Nguyễn Duy

Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Hot girl Quynh Chi da co mot tuan trang mat dac biet

Quỳnh Chi cuối cùng cũng chịu trả lời về cuộc sống hiện tại của chị ấy.
Cô nàng hot girl cho biết những ngày sau đám cưới đối với chị ấy rất hạnh phúc và đáng nhớ. Chỉ ít ngày sau đám cưới xa hoa , thu hút sự chú ý của mọi người ở TP HCM và Cần Thơ, hai vợ chồng hot girl đã có một tuần trăng mật rất đặc biệt.

Quỳnh Chi kể: " Bọn chị đã thực hiện chuyến du lịch theo kiểu "phượt", tức là chỉ sử dụng xe hơi để rong ruổi khắp các tỉnh thành, vùng miền trên cả nước. Đây là những trải nghiệm thật sự mới mẻ với cả hai vợ chồng. Ngày trước đi đâu xa cũng toàn đi máy bay, nay bọn mình đã có một chuyến đi "bụi" đúng nghĩa. Hai đứa đến từng địa phương, thoả sức ngắm cảnh, tận hưởng những món ăn ngon và chẳng bị gò bó bởi giờ bay, lịch trình di chuyển" . Chị ấy cũng chia sẻ hai vợ chồng quyết định "phượt" ngay sau đám cưới vì muốn dành nhiều thời gian bên nhau trước khi bắt đầu cuộc sống chung và nhiều kế hoạch công việc khác.

Quỳnh Chi cũng dùng nhiều từ ngữ tốt đẹp để nói về chuyện làm dâu của mình trong gia đình. Chị ấy cho biết, vì anh Văn Chương có nhà ở Sài Gòn nên sau khi cưới, hai vợ chồng được phép ở lại thành phố. Mẹ chồng của chị ấy vốn là người rất cởi mở và phóng khoáng nên không "bắt" chị ấy phải về nhà làm dâu một thời gian. " Chị và chồng liên tục di chuyển từ Sài Gòn xuống Cần Thơ để thăm ba mẹ. Không khí của mỗi buổi sum họp đều rất vui vẻ. Gia đình cũng có người giúp việc nên chị không cần phải động tay, động chân quá nhiều vào việc bếp núc. Chị thấy cuộc sống làm dâu của chị rất dễ thở. " - Quỳnh Chi chia sẻ.

Hot girl Quỳnh Chi
Bố mẹ chồng tính tình cởi mở và cho phép hai vợ chồng Quỳnh Chi về Sài Gòn sống, không phải làm dâu ở Cần Thơ.

Chị ấy cũng dành những lời khen tặng mẹ chồng là người phụ nữ mạnh mẽ và tốt bụng: " Sau đám cưới, chị cũng nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía báo chí về cuộc sống làm dâu trong gia đình nổi tiếng như ba mẹ chồng thì như thế nào. Nhưng chị thật sự không muốn trả lời, vì không muốn mình trở thành tâm điểm trong khi đang có rất nhiều đề tài gây xôn xao khác ".

Hỏi Quỳnh Chi về những ồn ào xung quanh mẹ chồng và công việc của bà cũng như tình trạng nợ nần hay trốn nợ mà báo chí nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua, chị ấy thẳng thắn nói: " Thông tin luôn là thông tin, còn chuyện cụ thể, đúng-sai hay chính xác như thế nào chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ nhất. Thực tế, từ hai năm nay, chồng của chị đã tách ra làm riêng ở Sài Gòn nên chị cũng chỉ hiểu một phần công việc của chồng. Còn những công việc của ba mẹ ở Cần Thơ thì chị không biết nhiều lắm nên không thể phát ngôn được điều gì."

Hot girl Quỳnh Chi
Hot girl Quỳnh Chi dành nhiều lời khen cho mẹ chồng.

Quỳnh Chi chưa xác định được việc sẽ ở Sài Gòn để theo đuổi những công việc yêu thích trong vai trò nghệ sĩ như MC, diễn viên hay về Cần Thơ làm việc. Tuy nhiên, chị ấy chỉ trả lời ngắn gọn rằng chồng đi đâu thì sẽ theo đấy. Chị ấy nói: " Bây giờ, ngoài việc phụ giúp chồng trong công việc riêng, chị cũng muốn dành thời gian để giúp đỡ thêm cho ba mẹ chồng. Chị sẽ tạm nghỉ làm ở lĩnh vực giải trí một thời gian ngắn để chu toàn các công việc của gia đình ".

"Siêu xe" rước hot girl Quỳnh Chi sắp bị bán?

Thông tin này đã được xác nhận bởi bố chồng của chị ấy là ông Trần Văn Trí. Ông Trí hiện thay vợ, bà Phạm Thị Diệu Hiền, giữ chức Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thuỷ sản Bình An (Bianfishco).

Hot girl Quỳnh Chi
Chiếc xe Rolls Royce Phantom trị giá hàng chục tỉ đồng trong đám cưới Quỳnh Chi.

Ông Trí cũng xác nhận vợ đã sang Singapore điều trị ung thư. Bà Hiền uỷ quyền cho chồng tạm giữ chức Tổng giám đốc Bianfishco một thời gian nhằm cải tổ lại bộ máy, sắp xếp ổn định tình hình tài chính của công ty.

Tổng giám đốc được uỷ quyền cho biết, Bianfishco đang nợ nông dân 264 tỉ đồng, nợ Ngân hàng Á Châu trên 60 tỉ. Ngoài ra còn có những khoản nợ chưa thống kê hết ở vài ngân hàng khác, hiện ông chưa nắm rõ. Ngồi vào "ghế nóng" do vợ bỏ lại, ông Trí cho biết trước mắt cho công nhân tạm nghỉ vài ngày để sắp xếp ổn định lại bộ máy, không phải ngưng sản xuất.

" Tôi đang tính đến phương án bán nhà máy chế biến thuỷ sản cho một đối tác ở Cần Thơ với giá khoảng 80-90 triệu USD, bán xe Rolls-Royce Phantom trị giá hàng chục tỉ đồng cùng hai dự án nhà đất mà công ty đang đầu tư để sớm trả nợ dứt điểm ", ông cho biết.

Tổng giám đốc mới cũng cho biết, sau khi có người mua lại cổ phiếu của công ty giúp Bianfishco vượt qua khó khăn, ông sẽ trả lại chức danh tổng giám đốc cho người có đủ bản lĩnh hơn vợ chồng ông.

Về sức khoẻ vợ của mình, ông Trí cho biết bà Diệu Hiền mổ khối u từ năm 2008 tại Singapore, nay tái phát. Cuối tháng 2, bà đã cùng người thân bay sang Singapore phẫu thuật. " Nhiều thông tin cho rằng vợ tôi trốn nợ bằng nhiều đường khác nhau nhưng tôi khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt gây tổn hại đến uy tín của gia đình và tập thể Bianfishco ", ông nhấn mạnh.
Theo tintuc.xalo.vn

Theo chan phu huynh trong ngay dau doi gio

Việc thay đổi khung giờ đã xáo trộn thói quen giờ giấc sinh hoạt của không ít người, không những vậy còn làm một số rơi vào nhiều tình huống khó xử.

>> Học sinh Thủ đô 'cơm nắm muối vừng' đến trường cho kịp giờ

Mọi người đưa con đến trường từ sáng sớm

Sau khi đưa con đến trường họ lại phải vội vã 'chạy' đến cơ quan thật nhanh cho kịp giờ làm.

Phóng sự ngắn về vị phụ huynh đưa con đi học

Nhật Minh

Theo Infonet


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Doc gia gui hoi am toi du hoc sinh Nga

(Dân trí) -Sau khi bài viết "Du học sinh tại Nga "chống chọi" với tiết trời -40 độ" được đăng tải trên báo điện tử Dân trí , độc giả đã gửi bình luận chia sẻ tới du học sinh VN đang phải hứng chịu cái giá rét của đợt lạnh lớn nhất trong nhiều năm qua tại Nga.

Xin trích đăng một số lời chia sẻ của độc giả báo Dân trí tới du học sinh tại Nga :

"Em gái à, cố lên nhé, năm đầu sang đã phải chịu lạnh thế này rôi, chị thương em lắm...., nhưng tất cả vì tương lai phía trước, cố lên em yêu quí của chị..." - Trần Thị Đoan, email hoanghonvabien1990@gmail.com

"Mùa đông ở Nga năm nay thật lạnh, nhớ anh em bạn bè bên Nga quá. Không biết năm nay mọi người chống chọi cái rét thế nào. Anh em bạn bè Trekhop cố lên!". - Hoàng Dũng; email: cau_chu21@yahoo.com.vn

"Cố gắng lên các bạn SV Việt Nam, tuyết và rét chỉ là nhất thời thôi". - Thái Sơn, email: ichcaovan@gmail.com

"Nhìn thấy cái lạnh này, lại nhớ nước Nga quá!" - Tuan, email: tuan_dt@yahoo.com

Độc giả gửi hơi ấm tới du học sinh Nga
Lối lên trường Đại học Kỹ thuật tổng hợp Quốc gia Irkutsk (thành phố Irkutsk, Nga) phủ đấy tuyết. (Ảnh: Hoài Đảm)

"Tết về mình được gặp mấy người bên đó về ăn Tết Nguyên Đán, thấy có người kêu HN nóng, mình không tin. Ai biết mọi người bên đó lạnh dữ dội ghê gớm như vậy. Cố gắng lên mọi người, Việt Nam ấm áp, yêu thương đang chào đón ngày trở về của các bạn". - Hương, email: hoafang_mth@yahoo.com

"Mình có người bạn dang làm việc tại Nga, năm nay là mùa đông đầu tiên nó ở đó, thương nó thiệt không được về ăn Tết, trời lại lạnh như này". - Email: ha2jla2n@gmail.com

"Trời lạnh thật, ông anh trai của em cố gắng nha". - Đào Thương, email: hd.dao.thuong@gmail.com

"Tất cả mọi thứ đều thân thuộc. Nhưng năm nay lạnh quá nhỉ. Mọi người cố gắng nhé :)". - Duy, email: duyvuba1511@gmai.com

"Xin chia sẻ đến các bạn ở Nga của tôi. Tôi sẽ gửi cho các bạn một ít hơi ấm "gió mùa đông bắc" từ Việt Nam sang khi các bạn cần". - Email: cuong_user@yahoo.com.vn

PV (tổng hợp)

Theo tintuc.xalo.vn

Nghe Cong nghe thong tin hot nhat 2012

Với hơn 180 triệu thuê bao di động tính đến tháng 4/2011, cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thương mại điện tử, ứng dụng giải trí trên di động ( game, xổ số, bói vui,…), Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho các ứng dụng Mobile.
Hiện nay trên thế giới, App Store đã có hơn 40.000 ứng dụng với khoảng 10 tỷ lượt tải về. Sự thành công đó của Apple cũng đã châm ngòi nổ cho một cuộc chạy đua khốc liệt giữa các "ông lớn" như: Nokia với Ovi Store, Google với Android Market, App World của Blackberry hay mới đây nhất là Huawei Technology với hơn 80.000 ứng dụng di động/nhạc, phim, e-book. Thị trường này được các chuyên gia nhận định sẽ là "cỗ máy hái ra tiền" cho các hãng điện thoại với hàng triệu lượt tải về mỗi ngày. Theo dự đoán, lợi nhuận từ thị trường Mobile Apps sẽ cán mốc 17.5 tỷ USD vào năm 2012 và trong vòng 3 năm tới sẽ là 30 tỷ USD. là ngành mới nên nhân lực cho ngành này tương đối hiếm mặc dù lương trả cho ngành này rất cao.
Nghề Công nghệ thông tin hot nhất 2012
Giám đốc HBC Việt Nam nhận bằng khen của Chủ Tịch UBND TP Hà Nội.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng kho ứng dụng di động riêng như F-Store của FPT, mStore của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, LG Application Mobile của LG hay Nokia Ovi với phiên bản dành cho thị trường Việt Nam.

Từ nhu cầu trên hình thành nên một đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành lập trình di động với mức lương rất cao so với mặt bằng chung các ngành lập trình trung bình 500 - 600 USD với nhân viên thử việc và 1.000 USD với người có kinh nghiệm. Nhiều công ty lớn trên thế giới về lập trình di động tìm đến Việt nam để outsource lại các dự án về lập trình. Bản thân các công ty lớn của VN cũng có tầm nhìn và tâm huyết cho ra đời những sản phẩm của chính mình, từ đó mở ra rất nhiều cơ hội và thu nhập cho các bạn trẻ dám chinh phục những đỉnh cao công nghệ của lập trình trên thiết bị di động.

Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam , cho biết: "Tôi thường xuyên nhận được lời đề nghị giới thiệu học viên giỏi lập trình di động cho các công ty lập trình tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Vì thế cơ hội học viên có được việc làm ưng ý với thu nhập hấp dẫn ngay khi tốt nghiệp là rất cao."

Nghề Công nghệ thông tin hot nhất 2012
Lớp học lập trình thiết bị di động tại HBC Việt Nam.

Để bắt đầu với công việc và đam mê lập trình di động đòi hỏi những người bắt đầu phải được đào tạo bài bản, được tiếp xúc với thực tế, với những công nghệ thiết bị mới nhất trong quá trình giảng dạy. Đã có nhiều trung tâm đào tạo được mở ra để đáp ứng nhu cầu này, trong đó tại Hà Nội có Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam ( http://www.hbcvn.com/ ).

HBC Việt Nam là đối tác liên kết duy nhất tại Hà Nội của Trung tâm Tin học - ĐH Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM, đơn vị đào tạo tin học uy tín bậc nhất ở Việt Nam với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được vinh dự nhận Bằng khen cuả Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và rất nhiều huy chương vàng của Hội tin học Việt Nam với hệ thống văn bằng tốt nghiệp uy tín của ĐH Quốc gia TPHCM và Bộ Giáo dục Đào tạo. Trung tâm đã tổ chức rất thành công các khoá đào tạo lập trình di động tại Việt Nam. Riêng tại TPHCM đã có hàng nghìn sinh viên theo học mỗi năm, và đang trở thành trao lưu học tập công nghệ "hot" nhất của sinh viên và giới kỹ thuật trẻ hiện nay.

Các khoá học "Chuyên viên lập trình trên thiết bị di động" tại HBC Việt Nam cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng thực hành lập trình chuyên sâu trên cả 3 môi trường di động phổ biến nhất hiện nay là IOS, Android và Windows Phone .

Bên cạnh đó việc đầu tư hoàn toàn mới trang thiết bị dạy học hiện đại đã tạo điều kiện cho sinh viên được đào tạo tốt nhất.

Các bạn IT có đam mê chinh phục đỉnh cao công nghệ và mong muốn tìm việc làm tốt thì có thể tìm hiểu thông tin và tham gia các buổi hội thảo của HBC Việt Nam theo địa chỉ:

Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam

Địa chỉ: Nhà D15, Đường Cốm Vòng, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.35535737 hoặc 35535738 Free Hotline: 1800 1512

Website: http://www.hbcvn.com/

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Hoc bong 70 tai Singapore cung Hoan Cau Viet

Các bạn sẽ cơ hội nhận học bổng khuyến học 1000 - 1500SGD ngay khi đăng ký, tặng vé máy bay, miễn phí dịch vụ Visa 100% nữa đấy nhé!
Thuận lợi của du học Singapore:
- Không cần chứng minh tài chính và được cấp visa chỉ sau 03 tuần.
- Chi phí du học hợp lý trong khi bằng cấp và cơ hội làm việc trên toàn cầu.
- Hiện đại và pha trộn hài hoà văn hoá Âu - Á.
- Trang thiết bị học tập hiện đại.
- Cấp bằng đại học bởi các trường của Anh, Úc, Mỹ...
- Chuyển tiếp du học sang nước khác sau khi học xong năm 1 – 2 – 3 ở Singapore khi bạn có nhu cầu.

Học bổng 70% tại Singapore cùng Hoàn Cầu Việt

Điều kiện để đi du học Singapore:
- Bạn có thể chọn học bất cứ khoá học nào, từ tiểu học đến đại học, tiến sỹ.
- Bạn không phải thi đầu vào.
- Không cần thi IELTS từ ở Việt Nam. Bạn qua Singapore học tiếng Anh rồi học chuyên ngành.
- Ngành học rất đa dạng, phong phú và do bạn lựa chọn.
- Thời gian học đại học ngắn, chỉ từ 3 - 3.5 năm tuỳ chuyên ngành.
- Bạn đang học lớp 10 hoặc lớp 11 ở Việt Nam .

Học bổng:
Sinh viên có thể lựa chọn học bổng của các trường do Hoàn Cầu Việt là đại diện tuyển sinh như: Học viện quản lý Đông A – EASB, Học viên quản lý Singapore – MDIS, học viện ERC, MIS, TMIS, Nanyang, PSB, Kaplan, James cook… mỗi trường đều có những suất học bổng khác nhau và hấp dẫn.
- Học bổng trị giá 70% học phí (điều kiện học sinh tốt nghiệp PTTH học lực tên 8.0, có chứng chỉ tiếng anh IELTS 6.0).
- Học bổng khuyến học 1.000SGD/suất cho khoá cử nhân.
- Học bổng khuyến học 1.500SGD/suất cho khoá thạc sỹ.
- Nhiều hỗ trợ khác (tuỳ theo mỗi trường).

Học tự túc: Bạn có thể lựa chọn bất kỳ khoá học nào, thủ tục đơn giản không yêu cầu bằng tiếng Anh.

Chuyên ngành đào tạo:
Quản trị kinh doanh, Du lịch và Khách sạn, Kế toán, Máy Tính, Mạng và An ninh, Mạng, Thiết kế Cơ sở dữ liệu, Mạng và Bảo mật máy tính, Tài chính Ngân hàng, Tiết kế thời trang, Đồ hoạ …

Đặc biệt chuyên ngành Du Lịch và Khách Sạn, sinh viên được đi thực tập ngay sao khi hoàn thành 05 hoặc 06 tháng lý thuyết, thời gian đi thực tập học sinh sẽ nhận được lương từ 8.000.000 đồng  đến 12.000.000 đồng/tháng. Sau khi hoàn thành khoá học, học sinh được ở lại singapore làm việc và nhà trường sẽ giúp đỡ học sinh xin việc làm. Những học sinh ở lại làm việc có cơ hội được nhập cư tại Singapore.

Học bổng 70% tại Singapore cùng Hoàn Cầu Việt

Hoàn Cầu Việt sẽ tổ chức buổi gặp gỡ với đại diện trường Frist Media Design School – Ông Christine Huang. Học viện duy nhất ở Singapore chuyên dạy về ngành Thiết kế và Truyền thông.

Thời gian: 16h30 ngày 09/03/2012.
Địa chỉ: 59 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM.

Kính mời các bạn sinh viên tới tham dự, sinh viên đăng ký ngay trong buổi gặp gỡ có cơ hội nhận vé máy bay 1 chiều đi Singapore, miễn phí dịch vụ. Thông tin chi tiết vui lòng xem website: www.duhocglobal.edu.vn

Hỗ trợ từ công ty Hoàn Cầu Việt
- Miễn phí dịch vụ và tặng vé máy bay một chiều đi Singapore cho khách hàng ký hợp đồng với công ty đến hết tháng 03/2012.
- Tư vấn chọn ngành, trường học và xin thư mời nhập học.
- Hỗ trợ đặt nhà ở, đón sân bay và theo dõi học sinh trong suốt quá trình học tập tại Singapore.
- Đảm bảo visa 100%.

"Chúng tôi đảm nhiệm từ xin thư mời nhập học đến hồ sơ xin visa, học sinh trực tiếp đóng học phí cho trường".

Chi tiết liên hệ: Trung tâm tư vấn Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Hoàn Cầu Việt
- Hồ Chí Minh: 59 Thành Thái, P.14, Q.10
Điện thoại: (08) 3868 6360 – 3868 6358 - 09 0855 8959
Email: info@duhocglobal.edu.vn
Website: www.duhocglobal.edu.vn

- Hà Nội: 485 Trần Khát Chân, P.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng
Điện thoại: 04 3622 7932
Email: hn@duhocglobal.edu.vn

- Đà Nẵng: 186A Lê Duẩn, Q.Hải Châu
Điện thoại: (0511) 388 7087
Email: dn@duhocglobal.edu.vn

- Trường ngoại ngữ Cộng Đồng: 59 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3865 0291 - 3868 6556
Website: www.ngoaingucongdong.com
Theo tintuc.xalo.vn

Tro chuyen voi Si Thanh - co nang VJ xinh dep

Sĩ Thanh tâm sự: "Làm VJ đã giúp bản thân mình thay đổi nhiều thứ" đấy.
Nếu như ai thường xuyên xem kênh truyền hình YanTV chắc hẳn không quên cô nàng VJ Sĩ Thanh với một khuôn mặt rất xinh đẹp và thu hút. Chúng tớ hẹn gặp Sĩ Thanh tại một quán cafe ở Sài Gòn. Cô nàng VJ của chúng ta đã nhanh chóng có mặt đúng giờ để đến với buổi phỏng vấn. Khỏi phải nói, khi bước vào quán cafe, Sĩ Thanh thật sự đã gây thu hút ánh mắt mọi người bởi vẻ ngoài xinh xắn của mình. Hãy cùng nghe Sĩ Thanh tâm sự đôi điều về bản thân nhé!

Profile:

Họ và tên: Sĩ Thanh

D.O.B: 10/12

Sở thích: Ca hát, shopping, nghe nhạc, xem phim, tụ tập cùng bạn bè

Đang là: VJ, làm việc ở bộ phận không lưu của Southern Air Control Center.

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp
Các bạn hãy thử trò chuyện cùng Sĩ Thanh để biết công việc VJ đã giúp bạn ấy thay đổi như thế nào nhé!

Xin chào Sĩ Thanh, bạn có thể giới thiệu một chút về mình với mọi người được không?

Xin chào mọi người, mình tên là Sĩ Thanh. Và hiện tại công việc của mình chắc nhiều bạn cũng đã biết đó chính là VJ cho Yan. Ngoài ra mình còn có làm tại bộ phận Không lưu ở lĩnh vực Hàng không nữa, cái này chắc không phải bạn nào cũng biết đâu (cười).

Không biết khi tham gia làm VJ thì bạn có cảm thấy mình gặp khó khăn gì không?

Có chứ. Đó là việc phải nhớ kịch bản, diễn xuất và dẫn chương trình làm sao cho thu hút nữa đó chứ. Nhưng chắc khó nhất vẫn là cách phát âm vì Sĩ Thanh có giọng nói hơi đớt, nên nhiều khi nghe cứ tưởng không phải... là người Việt (cười). Mấy số đầu thì mình bị góp ý rất nhiều nhưng sau đó thì mình đã cố gắng luyện tập nói mỗi ngày, mọi chuyện lại đâu vào đấy (cười).

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp
Lúc trước Sĩ Thanh cũng khá nhút nhát, từ khi làm VJ bạn bỗng năng động và mạnh dạn hơn.

Nhắc lại một chút xíu, khá nhiều người thắc mắc rằng có phải vì xinh đẹp mà Sĩ Thanh được tuyển vào làm VJ hay không?

Câu trả lời là không rồi! Ngay từ vòng đầu mình đã phải casting như mọi người. Còn nhớ lúc đó là do bạn của mình rủ tham gia cho vui, không ngờ lúc ấy mình lại được vào vòng trong còn bạn mình thì kém may mắn hơn. Một mình mình "chiến đấu", vượt qua cả trăm bạn thí sinh để được trụ lại đến phút cuối cùng đó thôi.

Chắc hẳn trong quá trình tham gia đã có không ít kỷ niệm vui, buồn khi làm VJ phải không Sĩ Thanh?

Đúng rồi. Mình nhớ có lần đã make up kỹ càng và chuẩn bị tóc tai thì trời lại đổ mưa quá trời. Báo hại khi đến nơi quay hình, tóc của Sĩ Thanh bị xấu ơi là xấu luôn (cười). Các bạn biết đó, trước khi lên hình quần áo, tóc tai mọi người giữ cẩn thận lắm! Ở Sài Gòn gặp mùa nắng thì có lúc sợ ướt hết mồ hôi, còn mùa mưa lại "í ẹ" hơn vì có thể làm ướt đồ mà lịch quay cũng bị đình trệ nữa!

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp
Một cái duyên nào đó đã gắn Sĩ Thanh với công việc hiện nay.

Trong suốt quá trình làm việc chắc hẳn Sĩ Thanh đã có nhiều sự thay đổi. Bạn có cảm nhận được nó?

Tất nhiên là mình có thể cảm nhận được sự thay đổi của chính mình rồi. Được mọi người biết đến nhiều hơn, đặc biệt là một số bạn teen thì rất thích Sĩ Thanh (cười). Nên Sĩ Thanh thấy nghề VJ làm cho cuộc sống của mình thay đổi khá nhiều, nhất là cho mình sự tự tin và luyện tập giọng nói nữa! Ngoài ra, Thanh thấy mình đã quen được rất nhiều bạn bè mới, đó là các đồng nghiệp cực kì xì tin. Thời gian rảnh rỗi, Thanh thường hay tụ tập ăn uống cùng mọi người.

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp
Đây là lần Sĩ Thanh tham gia sinh nhật của chàng VJ Namhee

Không ít người đã gọi bạn là hot girl. Vậy giữa danh xưng hot girl và danh xưng là VJ thì bạn thích người ta nhớ đến mình ở vai trò nào hơn?

Mình nghĩ VJ là một nghề rất khó để có thể hoàn thành tốt vì một người VJ giỏi phải có khả năng ở nhiều mặt lẫn liên tục update kiến thức về âm nhạc. Trong khi đó danh xưng hot girl có vẻ hơi vượt qua "chuyên môn" của mình, vì Sĩ Thanh vẫn chưa được mọi người biết đến nhiều. Vậy nên nếu chọn giữa hai cái thì Sĩ Thanh sẽ chọn VJ thì sẽ vơi bớt được tí "gánh nặng" đấy (cười).

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Xu hướng hiện nay của phần lớn mọi người làm trong ngành giải trí đều thích phẫu thuật thẩm mĩ để mình có thể xinh đẹp hơn, mà còn không bị quá "nhàm mặt". Không biết Sĩ Thanh có suy nghĩ gì về điều này?

Mình nghĩ việc chỉnh sửa thẩm mỹ là một chuyện rất bình thường vì người nghệ sỹ trong mắt khán giả phải luôn đẹp, chỉnh chu thì mới gọi là tôn trọng khán giả. Sĩ Thanh không phản đối điều này, nhưng mình vẫn chuộng vẻ đẹp tự nhiên hơn. Bản thân mình thừa nhận rằng đôi khi cũng nghĩ cần phải chỉnh sửa một chút để trở nên xinh hơn. Nhưng sau khi nghe khá nhiều lời đóng góp của bạn bè và người thân thì tự nhiên lại dở chứng, không muốn làm gì nữa hết (cười). Nhưng biết đâu khi nào Sĩ Thanh cảm thấy một phần nào đó trên cơ thể kém tự tin thì mình cũng sẽ chọn cách này cũng không chừng (cười).

À! Lúc nãy bạn có nhắc đến là đang làm ở mảng Không lưu. Bạn có nghĩ mình đang ôm đồm khá nhiều thứ không, vì thấy mức độ xuất hiện trên truyền hình của Sĩ Thanh không phải là ít, nên chắc lịch làm việc cũng phải rất dày?

Bản thân mình nghĩ là không (cười). Vì làm ở mảng Không lưu thì cho mình một công việc ổn định, ở đó công việc cũng không mấy vất vả. Còn làm VJ giúp mình thư giãn, tạo dựng nhiều mối quan hệ rất có ích cho công việc kia. Chỉ cần sắp xếp hợp lý thì mình vẫn có thể làm tốt các vai trò mà (cười). Với mình đây là một sự thú vị trong cuộc sống.

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Ba mẹ của bạn nghĩ như thế nào khi thấy Sĩ Thanh đi làm VJ?

Ba mẹ mình ban đầu cũng hơi phản đối vì người lớn luôn còn có những ý nghĩ tiêu cực về ngành giải trí. Nhưng rốt cuộc khi thấy và được mình giải thích cặn kẽ các show mình sẽ tham gia, thì ba mẹ cũng nguôi ngoai và cực kỳ ủng hộ mình. Đôi khi ba và mẹ còn góp ý là nên mặc như thế nào, dẫn ra sao nữa đó!

Nếu ngày xưa mình tham gia làm VJ với ý định cho vui, theo cùng đứa bạn thì bây giờ đã khác. Mình dần dần lưu luyến, biết đầu tư hơn cho công việc này. Từ nó, mình lại phát hiện ra được rất nhiều sở thích khác như hát hò và thời trang. Nên nếu bây giờ có bắt mình "nghỉ chơi" với công việc VJ thì rất khó khăn đấy (cười)!

Dự tính sắp tới của Sĩ Thanh là gì?

Bật mí một chút là mình sẽ phát hình một MV ca nhạc do chính mình trình bày  vào thời gian tới. Cái này là cho thoả sở thích cá nhân thôi, vì có nhiều bạn nói mình sẽ bỏ nghiệp VJ mà sang làm ca sĩ là không hẳn đâu. Nhưng chắc chắn mình cũng sẽ rất chăm chút cho nó, nên các bạn nhớ đón chờ cùng Sĩ Thanh nhé.

Cám ơn bạn rất nhiều. Chúc Sĩ Thanh sẽ luôn xinh đẹp và thành công nhé.

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp

Trò chuyện với Sĩ Thanh - cô nàng VJ xinh đẹp
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Truong chuyen duoc tuyen hoc sinh khong chuyen

- Theo thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên do Bộ GD-ĐT vừa ban hành cho phép trường chuyên trực thuộc TW nâng số học sinh tối thiểu là 2% số học sinh THPT của tỉnh, thành phố đó. Trường chuyên có thể mở các lớp không chuyên.

Trường chuyên được tuyển học sinh không chuyên

Trường chuyên được tuyển học sinh không chuyên

Học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: Văn Chung)

Bộ GD-ĐT quy định, trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hoá học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên, có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên. Lớp trong trường chuyên

Số học sinh lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên: Không quá 35 em/lớp; Lớp không chuyên: Không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường THPT phải từ Thạc sĩ trở lên. Bộ GD-ĐT khuyến khích các địa phương sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) phục vụ việc phát hiện, bồi dưỡng, đánh giá sự phát triển năng khiếu của học sinh và tuyển sinh vào trường chuyên.

Hàng năm, sau một năm học, những giáo viên không đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ hoặc có 2 năm học liên tiếp xếp loại trung bình theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ sẽ ngừng dạy trường chuyên.

  • Văn Chung
Theo tintuc.xalo.vn