Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Sau Tet, nhieu hoc sinh nghi hoc

may anh | muaban24 lua dao | qua tang tinh yeu | dien thoai di dong | google chrome 14 | google chrome 15 |

TP - Cứ sau Tết Nguyên đán, học trò vùng cao Quảng Ngãi lại học theo kiểu "giã gạo", hôm có hôm không. Nhiều trường chỉ có chưa đầy 50% học sinh trở lại lớp.

Vùng cao Quảng Ngãi:

> Thầy 'quên' lên lớp, học sinh... lèo tèo

Trường THCS Sơn Dung (Sơn Tây) chỉ có chừng này học sinh lớp 7.
Ảnh: P.Đ .

Đến rồi lại đi

"Sau Tết, giáo viên của trường đã bám bản, bám làng động viên các em ra lớp để theo kịp chương trình, nhưng cũng chỉ được vài hôm mà thôi", thầy Nguyễn Văn Ny, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Xa (huyện Ba Tơ), nói. Như khối lớp 7 có 52 em, nhưng có hôm chỉ có 15 em đến lớp, khối lớp 8 có 20 em đến lớp trên tổng số 49 em.

Thầy Trương Đình Thức lo lắng: "Chúng tôi phải lội bộ đường rừng từ 2 - 6 km đưa em này ra lớp thì em kia lại trốn về. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài, chúng tôi bỏ cuộc mất". Để đưa được một học sinh trở lại lớp, sau những giờ lên lớp, nhiều giáo viên vùng cao phải tạm gác công việc gia đình mới có thể đến nhà vào lúc sáng sớm, trước khi em theo bố mẹ lên rẫy hoặc phải ở lại qua đêm chờ em đi rẫy về để động viên, thuyết phục. Chỉ về phía những dãy bàn vắng bóng học sinh, thầy Thức bộc bạch: lớp 7 này có 43 em; những ngày giáo viên tập trung đi vận động có 23 em ra lớp, nhưng mấy ngày qua có không quá 10 em.

"Tình trạng học sinh học giã gạo sau Tết diễn ra liên tục nhiều năm qua dù ngành đã làm hết sức. Cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, đoàn thể, trong đó nâng cao ý thức coi trọng việc học cho phụ huynh"- Ông Nguyễn Văn Tuấn -Phó Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ .

Em Phạm Văn Hiền (học sinh lớp 8B Trường THCS Ba Xa), nói: "Đi học không có tiền. Ở nhà lên rẫy hái đót mỗi ngày cũng có 15 - 25 ngàn đồng, sướng hơn".

Cô Phạm Thị Lâm, Phó hiệu trưởng Trường THCS Sơn Dung (huyện Sơn Tây), chia sẻ: Trường phối hợp chính quyền địa phương đi vận động nhưng gần như lớp nào cũng vắng từ 5-12 em. Trường THCS Sơn Mùa cũng chỉ có hơn 50% học sinh đến lớp.

"Những năm trước, thời điểm này, học sinh không đến lớp là do nghỉ ở nhà đi bứt đót giúp gia đình. Năm nay, mùa đót đến muộn, mưa nhiều nhưng các em vẫn nghỉ học", thầy Nguyễn Văn Ánh, Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Mùa, cho biết.

Thầy Vương Tấn Hà, giáo viên Toán Trường THCS Sơn Dung, kể: Khi đến nhà hỏi lý do sao chưa đi học, nhiều em trả lời "Em quên ngày đi học", "Còn Tết mà, bạn ở làng bên cũng đâu có đi học"... Ở Trường THPT huyện Sơn Hà, sau Tết cũng có khoảng 100/579 học sinh nghỉ học không rõ lý do.

Ông Lê Hoài Thạnh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sơn Tây, nói: "Nếu chỉ để ngành giáo dục đơn độc trong việc vận động học sinh ra lớp sau Tết thì khó đạt được kết quả. Vì ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo còn phải lo soạn bài, chăm sóc gia đình".

Cạm bẫy

Sau Tết, nhiều cò lao động phổ thông liên tục xuất hiện ở các huyện miền núi để dụ dỗ học sinh nghỉ học vào Nam làm. Ngày 16-2, Công an huyện Ba Tơ bắt giữ vợ chồng Lê Văn Tiến và Trần Thị Thu Thanh (trú ở quận Tân Bình, TPHCM) có hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em vào thành phố làm thuê. Khi ông Tiến lái ô tô chạy trên QL 24 A đến địa phận xã Ba Liên thì bị CSGT huyện Ba Tơ kiểm tra giấy tờ.

Qua kiểm tra, phát hiện trên xe có 3 trẻ vị thành niên người dân tộc Hre. Ông Tiến khai, do không có người phục vụ quán ăn của gia đình, nên nhờ người làm thuê Phạm Văn Tha (ở xã Ba Tô) về quê kiếm thêm người. Sau khi dụ được em Phạm Văn Ga (15 tuổi), Phạm Văn Quế (14 tuổi), học sinh lớp 8, Trường THCS Ba Tô, và Phạm Văn Hút (18 tuổi), đều ở Ba Tô, Tha gọi điện cho vợ chồng Tiến ra đón đưa vào TPHCM.

Đầu năm ngoái, công an huyện Tây Trà phối hợp công an huyện Bình Sơn giải vây cho 5 em gái vị thành niên ở xã Trà Lãnh và xã Trà Quân (Tây Trà) bị đối tượng xấu dụ dỗ đưa ra Hưng Yên để phục vụ ở quán xông hơi, massage...

Phú Đức


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét