Miss Trần Diệu Linh ĐH Nguyễn Trãi dịu dàng đến lạ thường
Đôi mắt lai Ấn Độ đẹp hút hồn
Diệu Linh sẵn sàng làm khuynh đảo trái tim của bao anh chàng
Call: 0987 973 872 | 0904 568 573 |Dịch vụ cung cấp đội ngũ nhân viên đỡ tráp ăn hỏi chuyên nghiệp tại Hà Nội
Yahoo: nguyenduc_dat90 | Yahoo: phamthaihung_1988
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
Doi mat An rang rỡ cung thien nhien
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Teen girl khoe Nha khong co xe BMW nhung cuc nhieu sach co
"Kho báu" của Vi Tử.
Vi Tử - chủ nhân của những cuốn sách thì trông có vẻ xinh xắn và ăn mặc khá sành điệu. " Đừng có coi thường mình là học sinh nhé, mình đã đọc mười mấy cuốn trong số sách cổ này rồi đấy! " Vi Tử chi biết, bố bạn ấy là giáo sư đại học, mẹ bạn ấy làm biên tập viên của một tờ tạp chí. Bạn ấy đang học lớp 12 ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, từng xếp hạng 23 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Vi Tử mong muốn các teen hãy chăm chỉ đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh.
Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
Cam phuc no luc cua doi ban mo coi cung vao dai hoc
Nguyễn Thị Hà (áo xanh) bên cô bạn thân học cùng lớp ĐH.
Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012
Co giao ve huu bang rung, vuot deo den voi hoc tro
Vượt đèo đến với học trò
Ngày trước giảng dạy ở Trường tiểu học Hải Vân (Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), ở cương vị Chủ tịch Công đoàn trường, cô Nguyễn Thị Quảng vẫn thường có những chuyến công tác ra cơ sở 2 của trường tại làng Vân (thôn Hoà Vân, P. Hoà Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu). Mỗi chuyến đi về, cô lại thương cho những học trò nhỏ nơi đây chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa ở thành phố do cách trở địa lý.
Hồi ấy, trong khi học sinh ở phố chuyển cấp lên THCS đã quen với môn tiếng Anh từ tiểu học thì những học trò đến từ làng Vân vẫn lạ lẫm với môn học này. Vậy là nghỉ hưu, thay vì ngơi nghỉ sau quãng đời dài miệt mài với bảng đen, phấn trắng, cô Quảng tình nguyện ra làng Vân dạy tiếng Anh không công cho học trò.
Điều ấy đồng nghĩa với gần 5 năm nay, bất kể mùa nắng mùa mưa, mỗi tuần hai lần, đôi chân cô giáo đã tuổi hưu băng bộ vượt đèo 14km đi về làng Vân mang con chữ đến với học trò. Đoạn đường ấy hiểm nguy khôn lường. Một lượt đi 7 km, có quãng chừng 1km đường hầm tàu hoả tối mịt. Ánh sáng duy nhất toả ra từ ánh đèn pin trên tay cô giáo. Đo khoảng cách giữa những vách ngăn tránh tàu trong hầm bằng bước chân, 15 phút băng hầm, cô phải tập trung đếm bước, để khi bất thình lình có đoàn tàu chạy qua, cô phải biết chạy về hướng nào để tới tới vách trú nhanh nhất. Chuyện gặp rắn rít trên đường băng rừng từ trên đèo xuống làng Vân là chuyện thường.
Có lần vừa mới trước Tết đây thôi, ngay "điểm đen", điểm nguy hiểm nhất bởi khúc cua ngoặt chỗ tàu bắt đầu quẹo vào cửa hầm phía Bắc, khuất tầm nhìn cờ hiệu của nhân viên đường sắt, cô gặp nạn. Cô kể: Đi cùng cô lúc ấy có mấy anh bên truyền hình Công an nhân dân theo ra làng Vân. Đến gần "điểm đen" theo kinh nghiệm, cô bảo các anh lùi lại cho cô đi trước dò đường. Chợt nghe âm thanh chưa định hình là tiếng gió mạnh do có tàu chạy qua ở đằng xa hay tiếng sóng biển dưới chân đèo, thì bất ngờ đoàn tàu lao tới. Cô quay người nhắc người đồng hành chạy lui vào vách trú ngay. Phần cô lúc này chạy thẳng ra cửa hầm hay chạy về hướng vách trú đều không kịp. Cô gấp gáp quay người nằm sát mép đường ray, nhắm mắt nhín thở chờ cho tiếng ầm ầm của đoàn tàu chuyển bánh đi qua, mới hay mình còn sống.
Trở người dậy, tay trái tê rần. Cô bị gãy tay. Vết thương bó bột gần 2 tháng vừa lành, cô lại vượt đèo, băng rừng ra làng Vân. Bạn bè ái ngại khuyên cô nghỉ nhưng thương học trò vùng sâu, vùng xa thiệt thòi mà cô vẫn không nghỉ.
Ngày 8/3, hạnh phúc với hoa rừng
Đó là món quà dễ thương của học trò làng Vân bày tỏ tình cảm, sự tri ân đến cô Quảng và những cô giáo nơi đây trong những dịp đặc biệt như ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Những ngày ấy, học trò vào rừng hái hoa tặng cô, chỉ từng ấy nhưng cũng đủ cô Quảng và những đồng nghiệp nữ không quản nhọc nhằn đường xa mang con chữa đến với các em đong đầy hạnh phúc. Giọng cô trìu mến kể về học trò: "Bọn trẻ hiền lành, chân chất và chăm chỉ. Mỗi lần có đoàn từ thiện người nước ngoài ra thăm làng. Các em đã khiến những người nước ngoài bất ngờ vì có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với những câu chào hỏi thông thường."
Nhiều em từ làng Vân ra phố học THCS, không còn bỡ ngỡ với môn học ngoại ngữ nữa. Lại có em khoe học tốt và đạt giải thưởng học sinh giỏi môn ngoại ngữ. Nhà giáo như cô Quảng chỉ mong chừng đó mà quên hết những hiểm nguy, nhọc nhằn khi lặn lội đường xa. Chỉ còn lại trong lòng cô giáo niềm tin và niềm vui trên đường đến trường trong lời bài hát cô viết tặng các em: "Một ngày mới bước chân trên đèo cao. Một ngày mới vui với lời chào. Tiếng suối reo cùng với tiếng chim ca. Chào ngày mới bình minh bên chân đèo. Long lanh long lanh hạt sương mai. Nhấp nhô nhấp nhô tiếng sóng xô. Ầm ầm ầm ầm tiếng tàu qua. Ầm ầm ầm ầm tiếng tàu xa…".
Bắt đầu dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò làng Vân từ năm học 2007 - 2008 tới nay, cô Nguyễn Thị Quảng đã từng được phong danh hiệu chiến sĩ thi đua đọc tham luận tại Đại hội thi đua yêu nước TP Đà Nẵng năm 2010; là đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc tổng kết 4 năm cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Hà Nội; nhận Bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng nhiều năm liền; Kỷ niệm chương của Ban tuyên giáo Trung Ương, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. |
Khánh Hiền
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
Noi hoc vien dat niem tin
Với quy mô cơ sở vật chất khá lớn và đội ngũ giáo viên hùng hậu nhiều kinh nghiệm được đào tạo trong và ngoài nước, trường được đánh giá là một trong những trường dạy nghề có uy tín của Việt Nam hiện nay. Trong quá trình học tập, học viên luôn được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho học tập, nghiên cứu và vui chơi giải trí lành mạnh. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội, thường xuyên giữ liên lạc thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học viên. Nhờ vậy, chất lượng đào tạo nghề tại nơi này được các doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao. Nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của học viên và người lao động trên địa bàn./.
Thanh Huyền
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
Xuan ve som voi lop hoc tinh thuong cua co giao Thin
-
Tính đến nay, lớp học tình thương tại ngôi nhà của cô Thìn đã tròn 62 năm. Cô giáo Thìn cũng đã 75 tuổi. Tuy sức đã yếu, lưng đã còng nhưng cô vẫn ngày ngày 2 buổi lên lớp để dạy cho các em con nhà nghèo không có đủ điều kiện để đến trường công lập. Cô tâm sự: "Lớp học là tâm huyết mà cả đời mẹ tôi đã khổ công gây dựng. Vì vậy, dù có khó khăn đến mấy, tôi cũng phải duy trì cho đến khi nào không thể đứng được trên bục giảng mới thôi…".
Theo lời cô Thìn kể, mẹ cô là cô giáo Nguyễn Thị Nương có chồng tham gia cách mạng từ năm 1945. Năm 1950, thấy con em nhiều gia đình đồng đội của chồng gặp rất nhiều khó khăn, không được đến lớp như bao trẻ nhỏ khác bà đã đứng ra tổ chức lớp học tại nhà mình để dạy chữ cho con em cán bộ. Cũng từ đó, lớp học của nhà cô giáo Nương luôn được duy trì hết năm này sang năm khác, hết lớp con em cán bộ này tiếp nối đến lớp con em khác. Đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, khi những con em cán bộ đã có điều kiện đến trường, bà chuyển sang thu nhận các con em gia đình nghèo. Gần trọn 40 năm làm cô giáo dạy không công, bà không còn đủ sức để đứng trên bục giảng nên mới giao lớp học lại cho người con gái thứ sáu Lê Lương Thìn, khi đó là giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Hòa B (nay là Trường tiều học thị trấn Cầu Ngang). Làm theo lời mẹ dặn, lại sống độc thân, nên cô giáo Thìn đã dành hết tình thương yêu của mình cho tất cả học trò nghèo. Để học trò của mình khi có điều kiện đến trường công lập học tập không bị thiệt thòi bởi học ở lớp học tình thương, cô đã xin ngành giáo dục tỉnh và chính quyền địa phương chấp nhận lớp học tại gia đình mình được xem là điểm trường dân lập, dù rằng cô chẳng thu một đồng tiền học phí nào. Mỗi năm cô nhận dạy 1 đến 2 lớp, khoảng 22 em/lớp. Không chỉ thế, rất nhiều năm qua, ngôi nhà nhỏ của cô còn là "ký túc xá" miễn phí che chở nắng mưa cho các con em nhà nghèo ở vùng sâu, vùng xa lên huyện để học trung học phổ thông. Các em đến ở còn được cô bảo trợ chén cơm, con cá… từ khoản thu nhập khiêm tốn là tiền lương hưu và tiền chính sách đối với người có công với cách mạng. Nhờ vậy, mà đã có hàng chục em con nhà nghèo vượt qua được khó khăn, học giỏi lên đại học và nay đã thành đạt. Nhưng cũng chính vì thế mà ngôi nhà nhỏ của cô Thìn đã trải qua mấy mươi năm mái dột, tường đóng đầy rêu phong, cô vẫn không có đủ khả năng để sửa chữa lại.
Hôm phòng học được sửa chữa mới hoàn thành, nhiều phụ huynh và lãnh đạo địa phương đến chúc mừng, cô Thìn vui đến rơi nước mắt. Cô xúc động nói: "Phòng học mới thật sự là món quà Tết to lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Bởi, từ lâu lắm rồi tôi luôn mong muốn xây dựng lại phòng học cho khang trang để các cháu có được một nơi học hành tươm tất. Điều quan trọng hơn hết là có nơi trang hoàng để tôi trưng bày những hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ kính yêu để dạy cho các cháu về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Từ đó, các cháu sớm hình thành một nhân cách tốt, biết yêu quê hương, yêu đồng bào, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cầu Ngang cho biết, để bày tỏ tấm lòng kính yêu Bác Hồ, từ năm 1975 nay, cô Thìn đã sưu tầm và lưu giữ hơn 3.000 bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cô là nữ đảng viên duy nhất trong huyện được bầu chọn tham dự lễ tổng kết "Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tại Hà Nội và được nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng tặng bằng khen cho cô Thìn về "Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước" giai đoạn 2005 – 2010".
Phúc Sơn
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012
Tang gio lam, tang luot tuyen xe buyt
Đổi giờ: Sát nút vẫn không được báo?
Bắt đầu từ 1/2, Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành. Qua đó nhóm học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS bắt đầu học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Học sinh, sinh viên sẽ vào học từ 7 giờ sáng, kết thúc buổi chiều lúc 19h (sáng vào học sớm hơn 30 phút, chiều nghỉ muộn hơn 30 phút so với trước đây). Khối cơ quan Trung ương và Hà Nội không có gì thay đổi, bắt đầu làm việc từ 8h sáng, nghỉ lúc 17h chiều.
Để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân khi triển khai đổi giờ học, giờ làm, Sở Giao thông Vận tải cũng triển khai một số phương án mới cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Hà Nội thay đổi giờ học, giờ làm từ 1/2 với mong muốn giảm ùn tắc giao thông. Ảnh LD
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, trước đây giờ cao điểm bắt đầu từ 6h30 – 8h30 sáng và 4h30 – 17h30 chiều. Khi thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm từ 1/2, giờ cao điểm sẽ tăng lên, buổi sáng kéo dài từ 6h đến 9h, buổi chiều từ 16h đến 20h.
Như vậy giờ cao điểm sẽ được dãn cách thêm 60 phút cho mỗi đợt cao điểm trong buổi sáng và buổi chiều. Mặt khác với khung giờ cao điểm như trên sẽ giảm thời gian giãn cách giữa các lượt xe buýt từ 10 phút xuống 7 phút, từ 15 phút xuống 10 phút/lượt.
Để đảm bảo tốt việc đi lại cho người dân, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn cho biết, sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông tăng cường giờ làm việc trong giờ cao điểm cả sáng và chiều. Việc thí điểm này sẽ thực hiện trên 10 quận nội thành và hai huyện Từ Liên và Thanh Trì.
Bên cạnh việc tăng cường lực lượng, thời gian làm việc, từ 1/2 Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn thực hiện điều chỉnh các tuyến xe buýt có đối tượng sinh viên, học sinh đi nhiều. Mặt khác sẽ bố trí thêm nhiều tuyến buýt mới và sẽ tăng lượt để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân cũng như học sinh, sinh viên khi thực hiện thay đổi giờ làm, giờ học.
Cụ thể các tuyến buýt nhanh sẽ được bổ sung khi thay đổi giờ học, giờ làm gồm 6 tuyến: 01; 19; 20; 22; 34; 38. Các tuyến buýt nhanh này sẽ tăng thêm tổng cộng 37 lượt/ngày. Các tuyến buýt nhanh có thể phục vụ từ 10 – 20 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề trên địa bàn thủ đô.
Việc bố trí lực lượng tăng chuyến xe buýt và tầng suất hoạt động theo giờ cao điểm đã hoàn tất. Kế hoạch tăng chuyến xe buýt phục vụ người nhân sẽ được thí điểm trong một hai ngày, nếu có bật cập chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp", ông Tân nói.
Trước đó, đối với việc tăng cường phương tiện, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định, sẽ đảm bảo năng lực phục vụ cho cán bộ công chức, viên chức cả Trung ương và Hà Nội cũng như nhóm học sinh, sinh viên khi thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm.
Nguyễn Dũng
Nghe An Hon 30 truong hoc thu sai quy dinh
Nhiều trường học ở Nghệ An thu sai quy định và Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu phải hoàn cảnh các khoản thu sai trả lại cho học sinh và tổ chức kiểm điểm nghiêm túc những người liên quan.Sở GD-ĐT Nghệ An đã thành lập 5 đoàn thanh tra, tổ chức thanh tra công tác thu chi đầu năm học 2011-2012 tại 113 cơ sở giáo dục thuộc 15 huyện, thị xã và Thành phố Vinh. Việc này nhằm tăng cường vai trò quản lý và giám sát thu chi tại các cơ sở GD-ĐT; chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý thu chi trong các cơ sở giáo dục ngay từ đầu năm học 2011-2012, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.Qua kiểm tra, các đoàn thanh tra đã phát hiện có 31 trường vi phạm các lỗi: Thu vượt mức quy định, tự đặt ra các khoản thu ngoài quy định, đặt mức để thu hoặc thu theo kiểu cào bằng trong việc vận động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu các đơn vị có vi phạm phải tổ chức hoàn trả các khoản thu không đúng quy định cho học sinh, phụ huynh; tổ chức kiểm điểm, phê bình đối với hiệu trưởng các trường có vi phạm. Đặc biệt, giám đốc Sở yêu cầu tổ chức kiểm điểm nghiêm túc và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phù hợp đối với những đơn vị có sai phạm lớn.Nguyễn Duy
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
Hot girl Quynh Chi da co mot tuan trang mat dac biet
Hot girl Quỳnh Chi dành nhiều lời khen cho mẹ chồng.
"Siêu xe" rước hot girl Quỳnh Chi sắp bị bán? Thông tin này đã được xác nhận bởi bố chồng của chị ấy là ông Trần Văn Trí. Ông Trí hiện thay vợ, bà Phạm Thị Diệu Hiền, giữ chức Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thuỷ sản Bình An (Bianfishco).
Ông Trí cũng xác nhận vợ đã sang Singapore điều trị ung thư. Bà Hiền uỷ quyền cho chồng tạm giữ chức Tổng giám đốc Bianfishco một thời gian nhằm cải tổ lại bộ máy, sắp xếp ổn định tình hình tài chính của công ty. Tổng giám đốc được uỷ quyền cho biết, Bianfishco đang nợ nông dân 264 tỉ đồng, nợ Ngân hàng Á Châu trên 60 tỉ. Ngoài ra còn có những khoản nợ chưa thống kê hết ở vài ngân hàng khác, hiện ông chưa nắm rõ. Ngồi vào "ghế nóng" do vợ bỏ lại, ông Trí cho biết trước mắt cho công nhân tạm nghỉ vài ngày để sắp xếp ổn định lại bộ máy, không phải ngưng sản xuất. " Tôi đang tính đến phương án bán nhà máy chế biến thuỷ sản cho một đối tác ở Cần Thơ với giá khoảng 80-90 triệu USD, bán xe Rolls-Royce Phantom trị giá hàng chục tỉ đồng cùng hai dự án nhà đất mà công ty đang đầu tư để sớm trả nợ dứt điểm ", ông cho biết. Tổng giám đốc mới cũng cho biết, sau khi có người mua lại cổ phiếu của công ty giúp Bianfishco vượt qua khó khăn, ông sẽ trả lại chức danh tổng giám đốc cho người có đủ bản lĩnh hơn vợ chồng ông. Về sức khoẻ vợ của mình, ông Trí cho biết bà Diệu Hiền mổ khối u từ năm 2008 tại Singapore, nay tái phát. Cuối tháng 2, bà đã cùng người thân bay sang Singapore phẫu thuật. " Nhiều thông tin cho rằng vợ tôi trốn nợ bằng nhiều đường khác nhau nhưng tôi khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt gây tổn hại đến uy tín của gia đình và tập thể Bianfishco ", ông nhấn mạnh. |
Theo chan phu huynh trong ngay dau doi gio
>> Học sinh Thủ đô 'cơm nắm muối vừng' đến trường cho kịp giờ
Mọi người đưa con đến trường từ sáng sớm
Sau khi đưa con đến trường họ lại phải vội vã 'chạy' đến cơ quan thật nhanh cho kịp giờ làm.
Phóng sự ngắn về vị phụ huynh đưa con đi học Nhật Minh
Theo Infonet
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Doc gia gui hoi am toi du hoc sinh Nga
Xin trích đăng một số lời chia sẻ của độc giả báo Dân trí tới du học sinh tại Nga :
"Em gái à, cố lên nhé, năm đầu sang đã phải chịu lạnh thế này rôi, chị thương em lắm...., nhưng tất cả vì tương lai phía trước, cố lên em yêu quí của chị..." - Trần Thị Đoan, email hoanghonvabien1990@gmail.com
"Mùa đông ở Nga năm nay thật lạnh, nhớ anh em bạn bè bên Nga quá. Không biết năm nay mọi người chống chọi cái rét thế nào. Anh em bạn bè Trekhop cố lên!". - Hoàng Dũng; email: cau_chu21@yahoo.com.vn
"Cố gắng lên các bạn SV Việt Nam, tuyết và rét chỉ là nhất thời thôi". - Thái Sơn, email: ichcaovan@gmail.com
"Nhìn thấy cái lạnh này, lại nhớ nước Nga quá!" - Tuan, email: tuan_dt@yahoo.com
"Tết về mình được gặp mấy người bên đó về ăn Tết Nguyên Đán, thấy có người kêu HN nóng, mình không tin. Ai biết mọi người bên đó lạnh dữ dội ghê gớm như vậy. Cố gắng lên mọi người, Việt Nam ấm áp, yêu thương đang chào đón ngày trở về của các bạn". - Hương, email: hoafang_mth@yahoo.com
"Mình có người bạn dang làm việc tại Nga, năm nay là mùa đông đầu tiên nó ở đó, thương nó thiệt không được về ăn Tết, trời lại lạnh như này". - Email: ha2jla2n@gmail.com
"Trời lạnh thật, ông anh trai của em cố gắng nha". - Đào Thương, email: hd.dao.thuong@gmail.com
"Tất cả mọi thứ đều thân thuộc. Nhưng năm nay lạnh quá nhỉ. Mọi người cố gắng nhé :)". - Duy, email: duyvuba1511@gmai.com
"Xin chia sẻ đến các bạn ở Nga của tôi. Tôi sẽ gửi cho các bạn một ít hơi ấm "gió mùa đông bắc" từ Việt Nam sang khi các bạn cần". - Email: cuong_user@yahoo.com.vn
PV (tổng hợp)
Nghe Cong nghe thong tin hot nhat 2012
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng kho ứng dụng di động riêng như F-Store của FPT, mStore của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, LG Application Mobile của LG hay Nokia Ovi với phiên bản dành cho thị trường Việt Nam.
Từ nhu cầu trên hình thành nên một đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành lập trình di động với mức lương rất cao so với mặt bằng chung các ngành lập trình trung bình 500 - 600 USD với nhân viên thử việc và 1.000 USD với người có kinh nghiệm. Nhiều công ty lớn trên thế giới về lập trình di động tìm đến Việt nam để outsource lại các dự án về lập trình. Bản thân các công ty lớn của VN cũng có tầm nhìn và tâm huyết cho ra đời những sản phẩm của chính mình, từ đó mở ra rất nhiều cơ hội và thu nhập cho các bạn trẻ dám chinh phục những đỉnh cao công nghệ của lập trình trên thiết bị di động.
Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam , cho biết: "Tôi thường xuyên nhận được lời đề nghị giới thiệu học viên giỏi lập trình di động cho các công ty lập trình tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Vì thế cơ hội học viên có được việc làm ưng ý với thu nhập hấp dẫn ngay khi tốt nghiệp là rất cao."
Để bắt đầu với công việc và đam mê lập trình di động đòi hỏi những người bắt đầu phải được đào tạo bài bản, được tiếp xúc với thực tế, với những công nghệ thiết bị mới nhất trong quá trình giảng dạy. Đã có nhiều trung tâm đào tạo được mở ra để đáp ứng nhu cầu này, trong đó tại Hà Nội có Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam ( http://www.hbcvn.com/ ).
HBC Việt Nam là đối tác liên kết duy nhất tại Hà Nội của Trung tâm Tin học - ĐH Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM, đơn vị đào tạo tin học uy tín bậc nhất ở Việt Nam với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được vinh dự nhận Bằng khen cuả Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và rất nhiều huy chương vàng của Hội tin học Việt Nam với hệ thống văn bằng tốt nghiệp uy tín của ĐH Quốc gia TPHCM và Bộ Giáo dục Đào tạo. Trung tâm đã tổ chức rất thành công các khoá đào tạo lập trình di động tại Việt Nam. Riêng tại TPHCM đã có hàng nghìn sinh viên theo học mỗi năm, và đang trở thành trao lưu học tập công nghệ "hot" nhất của sinh viên và giới kỹ thuật trẻ hiện nay.
Các khoá học "Chuyên viên lập trình trên thiết bị di động" tại HBC Việt Nam cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng thực hành lập trình chuyên sâu trên cả 3 môi trường di động phổ biến nhất hiện nay là IOS, Android và Windows Phone .
Bên cạnh đó việc đầu tư hoàn toàn mới trang thiết bị dạy học hiện đại đã tạo điều kiện cho sinh viên được đào tạo tốt nhất.
Các bạn IT có đam mê chinh phục đỉnh cao công nghệ và mong muốn tìm việc làm tốt thì có thể tìm hiểu thông tin và tham gia các buổi hội thảo của HBC Việt Nam theo địa chỉ:
Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam
Địa chỉ: Nhà D15, Đường Cốm Vòng, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.35535737 hoặc 35535738 Free Hotline: 1800 1512
Website: http://www.hbcvn.com/
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
Hoc bong 70 tai Singapore cung Hoan Cau Viet
- Không cần chứng minh tài chính và được cấp visa chỉ sau 03 tuần.
- Chi phí du học hợp lý trong khi bằng cấp và cơ hội làm việc trên toàn cầu.
- Hiện đại và pha trộn hài hoà văn hoá Âu - Á.
- Trang thiết bị học tập hiện đại.
- Cấp bằng đại học bởi các trường của Anh, Úc, Mỹ...
- Chuyển tiếp du học sang nước khác sau khi học xong năm 1 – 2 – 3 ở Singapore khi bạn có nhu cầu.
Điều kiện để đi du học Singapore:
- Bạn có thể chọn học bất cứ khoá học nào, từ tiểu học đến đại học, tiến sỹ.
- Bạn không phải thi đầu vào.
- Không cần thi IELTS từ ở Việt Nam. Bạn qua Singapore học tiếng Anh rồi học chuyên ngành.
- Ngành học rất đa dạng, phong phú và do bạn lựa chọn.
- Thời gian học đại học ngắn, chỉ từ 3 - 3.5 năm tuỳ chuyên ngành.
- Bạn đang học lớp 10 hoặc lớp 11 ở Việt Nam .
Học bổng:
- Học bổng khuyến học 1.000SGD/suất cho khoá cử nhân.
- Học bổng khuyến học 1.500SGD/suất cho khoá thạc sỹ.
- Nhiều hỗ trợ khác (tuỳ theo mỗi trường).
Học tự túc: Bạn có thể lựa chọn bất kỳ khoá học nào, thủ tục đơn giản không yêu cầu bằng tiếng Anh.
Chuyên ngành đào tạo:
Quản trị kinh doanh, Du lịch và Khách sạn, Kế toán, Máy Tính, Mạng và An ninh, Mạng, Thiết kế Cơ sở dữ liệu, Mạng và Bảo mật máy tính, Tài chính Ngân hàng, Tiết kế thời trang, Đồ hoạ …
Đặc biệt chuyên ngành Du Lịch và Khách Sạn, sinh viên được đi thực tập ngay sao khi hoàn thành 05 hoặc 06 tháng lý thuyết, thời gian đi thực tập học sinh sẽ nhận được lương từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng/tháng. Sau khi hoàn thành khoá học, học sinh được ở lại singapore làm việc và nhà trường sẽ giúp đỡ học sinh xin việc làm. Những học sinh ở lại làm việc có cơ hội được nhập cư tại Singapore.
Hoàn Cầu Việt sẽ tổ chức buổi gặp gỡ với đại diện trường Frist Media Design School – Ông Christine Huang. Học viện duy nhất ở Singapore chuyên dạy về ngành Thiết kế và Truyền thông.
Thời gian: 16h30 ngày 09/03/2012.
Địa chỉ: 59 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM.
Kính mời các bạn sinh viên tới tham dự, sinh viên đăng ký ngay trong buổi gặp gỡ có cơ hội nhận vé máy bay 1 chiều đi Singapore, miễn phí dịch vụ. Thông tin chi tiết vui lòng xem website: www.duhocglobal.edu.vn
Hỗ trợ từ công ty Hoàn Cầu Việt
- Miễn phí dịch vụ và tặng vé máy bay một chiều đi Singapore cho khách hàng ký hợp đồng với công ty đến hết tháng 03/2012.
- Tư vấn chọn ngành, trường học và xin thư mời nhập học.
- Hỗ trợ đặt nhà ở, đón sân bay và theo dõi học sinh trong suốt quá trình học tập tại Singapore.
- Đảm bảo visa 100%.
Chi tiết liên hệ: Trung tâm tư vấn Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Hoàn Cầu Việt
- Hồ Chí Minh: 59 Thành Thái, P.14, Q.10
Điện thoại: (08) 3868 6360 – 3868 6358 - 09 0855 8959
Email: info@duhocglobal.edu.vn
- Hà Nội: 485 Trần Khát Chân, P.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng
Điện thoại: 04 3622 7932
- Đà Nẵng: 186A Lê Duẩn, Q.Hải Châu
Điện thoại: (0511) 388 7087
- Trường ngoại ngữ Cộng Đồng: 59 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3865 0291 - 3868 6556
Tro chuyen voi Si Thanh - co nang VJ xinh dep
Profile: Họ và tên: Sĩ Thanh D.O.B: 10/12 Sở thích: Ca hát, shopping, nghe nhạc, xem phim, tụ tập cùng bạn bè Đang là: VJ, làm việc ở bộ phận không lưu của Southern Air Control Center. |
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012
Truong chuyen duoc tuyen hoc sinh khong chuyen
Học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: Văn Chung)
Bộ GD-ĐT quy định, trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hoá học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên, có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên. Lớp trong trường chuyên
Số học sinh lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên: Không quá 35 em/lớp; Lớp không chuyên: Không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường THPT phải từ Thạc sĩ trở lên. Bộ GD-ĐT khuyến khích các địa phương sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) phục vụ việc phát hiện, bồi dưỡng, đánh giá sự phát triển năng khiếu của học sinh và tuyển sinh vào trường chuyên.
Hàng năm, sau một năm học, những giáo viên không đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ hoặc có 2 năm học liên tiếp xếp loại trung bình theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ sẽ ngừng dạy trường chuyên.
- Văn Chung