-
Tính đến nay, lớp học tình thương tại ngôi nhà của cô Thìn đã tròn 62 năm. Cô giáo Thìn cũng đã 75 tuổi. Tuy sức đã yếu, lưng đã còng nhưng cô vẫn ngày ngày 2 buổi lên lớp để dạy cho các em con nhà nghèo không có đủ điều kiện để đến trường công lập. Cô tâm sự: "Lớp học là tâm huyết mà cả đời mẹ tôi đã khổ công gây dựng. Vì vậy, dù có khó khăn đến mấy, tôi cũng phải duy trì cho đến khi nào không thể đứng được trên bục giảng mới thôi…".
Theo lời cô Thìn kể, mẹ cô là cô giáo Nguyễn Thị Nương có chồng tham gia cách mạng từ năm 1945. Năm 1950, thấy con em nhiều gia đình đồng đội của chồng gặp rất nhiều khó khăn, không được đến lớp như bao trẻ nhỏ khác bà đã đứng ra tổ chức lớp học tại nhà mình để dạy chữ cho con em cán bộ. Cũng từ đó, lớp học của nhà cô giáo Nương luôn được duy trì hết năm này sang năm khác, hết lớp con em cán bộ này tiếp nối đến lớp con em khác. Đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, khi những con em cán bộ đã có điều kiện đến trường, bà chuyển sang thu nhận các con em gia đình nghèo. Gần trọn 40 năm làm cô giáo dạy không công, bà không còn đủ sức để đứng trên bục giảng nên mới giao lớp học lại cho người con gái thứ sáu Lê Lương Thìn, khi đó là giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Hòa B (nay là Trường tiều học thị trấn Cầu Ngang). Làm theo lời mẹ dặn, lại sống độc thân, nên cô giáo Thìn đã dành hết tình thương yêu của mình cho tất cả học trò nghèo. Để học trò của mình khi có điều kiện đến trường công lập học tập không bị thiệt thòi bởi học ở lớp học tình thương, cô đã xin ngành giáo dục tỉnh và chính quyền địa phương chấp nhận lớp học tại gia đình mình được xem là điểm trường dân lập, dù rằng cô chẳng thu một đồng tiền học phí nào. Mỗi năm cô nhận dạy 1 đến 2 lớp, khoảng 22 em/lớp. Không chỉ thế, rất nhiều năm qua, ngôi nhà nhỏ của cô còn là "ký túc xá" miễn phí che chở nắng mưa cho các con em nhà nghèo ở vùng sâu, vùng xa lên huyện để học trung học phổ thông. Các em đến ở còn được cô bảo trợ chén cơm, con cá… từ khoản thu nhập khiêm tốn là tiền lương hưu và tiền chính sách đối với người có công với cách mạng. Nhờ vậy, mà đã có hàng chục em con nhà nghèo vượt qua được khó khăn, học giỏi lên đại học và nay đã thành đạt. Nhưng cũng chính vì thế mà ngôi nhà nhỏ của cô Thìn đã trải qua mấy mươi năm mái dột, tường đóng đầy rêu phong, cô vẫn không có đủ khả năng để sửa chữa lại.
Hôm phòng học được sửa chữa mới hoàn thành, nhiều phụ huynh và lãnh đạo địa phương đến chúc mừng, cô Thìn vui đến rơi nước mắt. Cô xúc động nói: "Phòng học mới thật sự là món quà Tết to lớn nhất đối với cuộc đời tôi. Bởi, từ lâu lắm rồi tôi luôn mong muốn xây dựng lại phòng học cho khang trang để các cháu có được một nơi học hành tươm tất. Điều quan trọng hơn hết là có nơi trang hoàng để tôi trưng bày những hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ kính yêu để dạy cho các cháu về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Từ đó, các cháu sớm hình thành một nhân cách tốt, biết yêu quê hương, yêu đồng bào, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cầu Ngang cho biết, để bày tỏ tấm lòng kính yêu Bác Hồ, từ năm 1975 nay, cô Thìn đã sưu tầm và lưu giữ hơn 3.000 bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cô là nữ đảng viên duy nhất trong huyện được bầu chọn tham dự lễ tổng kết "Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tại Hà Nội và được nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng tặng bằng khen cho cô Thìn về "Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước" giai đoạn 2005 – 2010".
Phúc Sơn
Call: 0987 973 872 | 0904 568 573 |Dịch vụ cung cấp đội ngũ nhân viên đỡ tráp ăn hỏi chuyên nghiệp tại Hà Nội
Yahoo: nguyenduc_dat90 | Yahoo: phamthaihung_1988
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
Xuan ve som voi lop hoc tinh thuong cua co giao Thin
Đón cái Tết 2012, hơn 20 em học trò nghèo và cô giáo Lê Lương Thìn ở khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh tràn ngập niềm vui. Bởi căn phòng nhỏ nằm trong ngôi nhà đã cũ kỹ của cô giáo Thìn dành làm lớp học tình thương để dạy cho các em nhỏ con nhà nghèo đã duy trì hơn 60 năm, được tập thể thầy cô giáo và học sinh Trường Nhật ngữ Đông Du (TP.HCM) hỗ trợ hơn 25 triệu đồng để tu sửa lại và trang bị 10 bộ bàn ghế mới. Cô giáo Thìn là người vui mừng nhất, vì đây là niềm mong ước đã hơn 20 năm nhưng cô vẫn chưa thực hiện được. Theo www.baomoi.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét